Hình ảnh cao đẹp của các nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại
Đề bài: Qua hai bài thơ: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu) và Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh), em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh cao đẹp của các nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX
Bài làm
Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... là những viên ngọc quý đã làm giàu đẹp nền thơ văn yêu nước và cách mạng của dân tộc ta trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XX. Đặc biệt hai bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ở Côn Lôn”đã để lại trong lòng nhân dân ta hình tượng cao đẹp của các nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại.
Đó là những nhà nho, đức trọng tài cao, coi thường danh lợi, từ bỏ chốn quan trường "mũ áo xênh xang, xe ngựa dập dìu... ”, dấn thân vào con dường cách mạng, vì sự nghiệp cứu nước cứu dân, kiên cường chống thực dân phong kiến:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”.
(Phan Bội Châu)
Cuộc đời cách mạng vô cùng nguy hiểm, khó khăn. Chiến đấu cho độc lập tự do của Tố quốc phải trải qua nhiều thử thách hi sinh, phải đầu rơi máu chảy. Các nhà nho yêu nước là những con người có chí lớn phi thường, hiên ngang bất khuất trước bạo lực quân thù, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, gian khổ:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!”
(Phan Châu Trinh)
Các cụ là những anh hùng hào kiệt, có tài năng, có chí lớn, lại có phong độ phong lưu, rất ung dung đàng hoàng. Nhà tù của thực dân đế quốc, đối với các chí sĩ như một bến đợi, như một trạm dừng chân. Ý thơ hào hùng lãng mạn. Một tư thế tuyệt đẹp giữa chốn ngục tù - cổ đeo gông, tay bị xiềng mà vẫn ngạo nghễ:
‘Vần là hào kiệt, vần phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu”
("Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông")
Ở nhà tù Côn Đảo, những hình thức lao động khổ sai đối với Phan Châu Trinh và các nhà nho yêu nước lại là nơi để rèn luyện chí làm trai giữa thời “vận nước gập cơn dâu bể”. Như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, khí phách kiên cường hiên ngang, lòng dạ sắt son của nhà chí sĩ càng trở nên trong sáng, bền vững:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
(...)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son”.
(“Đập đá ỏ Côn Lôn")
Xem thêm Soạn văn lớp 8
Em hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh
Vì thế các cụ đã coi chốn ngục tù Côn Lôn là “thiên nhiên học hiệu" {trường học thiên nhiên). Tù đày không nao núng, gian khổ không lùi bước “chi sờn dạ sắt son". Niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, vào con đường chính nghĩa vẫn sáng ngời. Đẹp nhất là tinh thần lạc quan cách mạng, là khí phách bất khuất anh hùng:
‘Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!".
Chữ "còn" được điệp lại hai lần làm cho niềm tin tỏa sáng. Câu thơ của nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại vang lên như một lời thề sẵn sàng xả thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" và “Đập đá ở Côn Lôn" là hai bài yêu nước từng làm xúc động lòng người, từng khích lệ bao thế hệ trẻ Việt Nam tìm đường cứu nước. Cả hai bài thơ đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, đã dựng lên bức chân đung tinh thần tự họa của nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc. Lòmg yêu nước nồng nàn, bất khuất hiên ngang, tinh thần 1ạc quan tin tưởng là vẻ đẹp của hình tượng nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng.
Các cụ đã làm thơ để nói lên cái chí của mình. Chí làm trai, chí hào kiệt, đấng trượng phu anh hùng, chí nhà nho„ kẻ sĩ chân chính. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... suốt cuộc đời cách mạng đã sống đẹp như lời thơ của mình. Bài học “uy bất năng khuất” là bài học sâu sắc đối với chúng ta khi đọc hai bài thơ này.