Đăng ký

Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Thạch Lam

3,530 từ

A. ĐỀ BÀI: Trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng đã làm xúc động bao tâm hồn bạn đọc vì "Nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lễ thói khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn" (Thạch Lam). Điều đó một phần được biểu hiện trong bài "Trong lòng mẹ". Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Hồng trong đoạn trích để chứng minh cho nhận xét của Thạch Lam.
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Nguyên Hồng, nhà văn nhân đạo của dòng văn học hiện thực 1930 - 1945 là nhà văn của những người cùng khổ. Ông thường hướng tình thương của mình vào hai nhân vật chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ là phụ nữ và trẻ em. Tiêu biểu cho sáng tác của ông là tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Đây là một tác phẩm ghi lại những năm tháng tuổi thơ của tác giả, thể hiện một cách chân thật những rung động cực điểm của một linh hồn trở lại (Thạch Lam). Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã phần nào thể hiện được điều đó. 
Bé Hồng sinh ra trong một gia đình không lấy gì lắm êm ấm: bỏ nghiện thuốc phiện, ốm đau rồi chết, mẹ Hồng còn quá trẻ nên đã bỏ nhà, bố con ra đi tha hương cầu thực. Trong những ngày thơ ấy, bé Hồng đã thiếu vắng đi cái không khí êm đềm của một gia đình nhỏ, thiếu vắng đi sự quan tâm chăm sóc của cha và mẹ. Hồng sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Cái xã hội ấy, cái gia đình ấy muốn nhào nặn, muốn bóp méo linh hồn của một đứa trẻ thơ dại. Nhưng sống trong sự ghẻ lạnh và đói khát, khi bị quên lãng, vùi dập, bé Hồng càng nhận thức được mình rõ hơn. Hồng đã vươn lên và đứng vững để bảo vệ mình, bảo vệ tình cảm của mình vẫn trong sáng như ngày nào, vẫn còn ở đây trong tâm hồn của bé tình thương mẹ sâu sắc, nồng nàn. Và chỉ một yếu tố nào đó khẽ chạm vào là những tình cảm ấy trỗi dậy mãnh liệt nhất, cao đẹp nhất, khi bà cô nói chuyện về mẹ của bé Hồng, tình cảm ấy được thể hiện rất rõ qua tâm trạng của bé. Lúc ba cô lên tiếng bắt đầu cho cuộc nói chuyện không lấy gì làm tốt đẹp: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chới với mợ mày không?. Câu nói ấy gieo vào óc bé, khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ một sự khát khao yêu thương, thèm muốn một tình mẫu tử trong khoảng trống của tâm hồn bấy lâu không ai bồi đắp. Vậy mà khi suy nghĩ để trả lời câu hỏi của bà cô, Hồng đã kịp nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt cười rất kịch của cô. Một ý nghĩ, một lời nói chợt thoáng qua và in đậm mãi trong tâm não của bé Hồng. Thấp thoáng trong em hình ảnh người mẹ nhàn từ, hiền hậu luôn luôn phải sống trong câu nói ám ảnh của bà cô. Bà cô của hồng hiện lên thật là ác nghiệp, mang trong mình những ghen ghét nhỏ nhen, luôn dựng chuyện của người khác và thêu dệt lên những lời bịa đặt cho bên bé Hồng chỉ lẳng lặng cúi đầu không đáp. Cái cử chỉ ấy lại được miêu tả lặp lại một lần nữa khi bà cô tiếp tục giục em vào Thanh Hóa. Nó thể hiện một sự tủi thân, một cảm giác bùi ngùi, xót xa trong tâm hồn thơ dại. Hơn thế nữa, đây là sự gợi về những kỉ niệm êm đẹp của một thời đã qua, làm nổi bật và thấm thía hơn những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ côi cút củng khô sinh ra trong một gia đình bất hòa, sớm phải sống bơ vơ lêu lổng giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng và thái độ dửng dưng, lạnh lùng một cách tàn nhẫn của xã hội.
Câu chuyện không chỉ dừng ở đây mà nó cứ tiếp diễn cắn xé tâm trạng của Hồng. Bà cô đưa tin mẹ bé Hồng đã có con khi chưa đoạn tang chồng, lại nghèo túng khốn khó nơi đất khách quê người, thấy người quen phải tránh mặt... để lăng nhục mẹ bé Hồng và gieo rắc vào đầu óc em một sự hoài nghi, khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Những lời nói cay độc ấy như những con dao sắc cứa vào tâm hồn thơ dại. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục im lặng, cúi đầu đến lúc không nén được nỗi đau đớn đã bật lên tiếng khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Và một thứ tình cảm phức tạp vừa thương yêu vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn ngây thơ của bé Hồng, khiến em cười dài trong tiếng khóc. Tiếng cười bật lên một cách đau đớn trong tâm hồn của bé, tiếng cười hòa trong tiếng khóc thể hiện một sự đắng cay đau khổ đến tột đỉnh. Tiếng cười đau đớn là tiếng nói cất lên thể hiện một sự mất mát lớn lao về tinh thần tưởng chừng không có gì bù đắp nổi. Cuộc đời thực tại phũ phàng đà khiến em sớm nhận ra những gì là độc ác của họ hàng, xã hội. Cuộc đời phũ phàng đã làm cho tâm hồn, suy nghĩ của em dạn dày, cứng cỏi. Từ đó tiếng cười dài ây hàm chứa tất cả sự khinh bỉ đối với xã hội bây giờ và những giọt nước mắt kia là tình thương yêu sâu sắc, xót xa về nỗi khổ của mẹ ở trong em.
Từ tình cảm và tâm sự của một đứa trẻ bất hạnh bị hắt hủi toát lên bộ mặt lạnh lùng, tàn ác của xã hội đầy bất công với những lề thói phong kiến cổ hủ bao trùm lên cuộc đời của người phụ nữ. Bé Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đày đọa mẹ. Lòng căm ghét cao độ ấy đã được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể với nhịp ván gấp gáp, dồn dập: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cần, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Qua ý nghĩ đó của Hồng, ta cảm thấy bé có một cái nhìn, một cử chỉ quan sát rất tỉ mỉ và một lời nhận xét rất chuẩn xác, không kém phần sắt đá về xã hội đương thời. Chính nó là nguyên nhân gây ra những hậu quả đau lòng: gia đình tan nát, mẹ phải xa con vì sợ hái những thành kiến tàn ác, dễ sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người. Và không biết còn có bao nhiêu cảnh đời bất hạnh của những đứa trẻ như Hóng. Trong lòng mẹ đã lên tiếng kết án sự bất công của xã hội không tiền vô nhân đạo. Bên cạnh Hồng, hình ảnh người mẹ trò cũng hiện lên khá đậm nét. Đó là người đàn bà nhân hậu, quanh năm buôn bán tảo tần nuôi chồng, nuôi con, có trái tim khao khát yêu thương.
Hình ảnh mẹ và nỗi nhớ cứ dâng đầy tràn ngập trong lòng Hồng khi ngày giỗ thầy đã gần đến nơ. Tác giả đã tập trung thể hiện tâm trạng của bé Hồng khi được gặp mẹ. Một buổi chiều tan học, bé Hồng chợt thoáng một người giống mẹ ngồi trên xe kéo liền đuổi theo rối rít. Trong lúc đó tâm trạng của em bị giằng xé. Em khao khát gặp mẹ như người vô hình đi giữa sa mạc thèm nước bóng râm. Nhưng nếu trên xe lại là người khác thì cái lầm đó thành ra một trò cười cho lũ bạn. Tác giả đã diễn tả được một cách cụ thể sự khao khát tình mẹ con thật là mãnh liệt. Niềm hạnh phúc đó đã đến với em, người mà em khao khát, mong ước đã trở về. Vì niềm vui sướng nhất, em cuống cuồng đuổi theo xe, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và cả chán khi trèo lên xe. Khi bàn tay dịu hiền của mẹ xoa đầu thì bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Nếu ở trên là tiếng khóc tủi cực, chua xót thì bây giờ là tiếng khóc thổn thức đầy hạnh phúc. Một hạnh phúc dạt dào, khiến em quên hết những ngày tủi cực đã qua: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao, những rung cảm sâu xa trong bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Mẹ vẫn như xưa và có khi còn trẻ đẹp hơi nữa kia chứ không còm nhom, xác xơ như lời bà cô đơm đặt. Bé Hồng cẩn nhận được cả cái mùi quần áo quen thuộc của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, tác giả vừa bình luận về nũm hạnh phúc tuyệt vời: Phải bẻ lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt và bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cắn và gái rỏm ở sỏng lưng cho, mới thấy người mẹ có một. êm dịu vô cùng. Trong những giây phút say sưa và rạo rực ấy, tất cả tâm trí em đều dồn cho sự tận hưởng tình mẹ. Đối với em, niềm sung sướng và hạnh phúc nhất trên đã là được sống trong lòng mẹ.
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã khép lại rồi, nó là tất cả những gì đau thương và túi hờn nhất của xã hội cũ đã lùi xa vào quá khứ, để chúng ta lập nôi một xã hội mới tươi đẹp và tràn ngập hạnh phúc. Tình người, tình mẹ COI trong đoạn trích là những gì thiêng liêng nhất, cao quý nhất và tinh khiết nhất giữa dòng đời đen bạc, là ngọn lửa hồng sưởi ấm lòng người, sưởi ấm lòng bé Hồng trong những tháng năm phải xa mẹ.

(Học sinh Phí Ngọc Hà)

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Thạch Lam

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe