Đăng ký

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tuấn Khải và bài thơ Hai chữ nước nhà

1,382 từ Văn mẫu

1. Tác giả - tác phẩm

Trần Tuấn Khải có nhiều bút danh, nhưng hai tiếng “Á Nam” là được người đời nhắc đến nhiều nhất. Ông sinh năm 1895 tại ngoại thành Nam Định và mất ngày 7.3.1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 89 tuổi. Á Nam là thi sĩ có trên nửa thế kỉ cầm bút; rất giỏi chữ Hán và tự học chữ quốc ngữ.

Thơ văn Á Nam chan chứa tình thương nước, thương dân, bồn chồn day dứt khôn nguôi về nỗi lầm than của dân tộc trong vòng nô lệ. Bước vào tuổi 20, Á Nam đã có thơ in trên nhiều tờ báo thời bấy giờ. Những bài thơ như 'Tiễn chân anh khóa xuống tàu”, “Gánh nước đêm”, “Hai chữ nước nhà”, v.v... của Á Nam thấm sâu một nỗi niềm da diết thương nước thương nòi, được người đương thời truyền tụng

Á Nam đã từng hẹn lòng:

“Đời không duyên nợ thà không sống,

Văn có non sông mới có hồn”                                                           

Sự nghiệp văn chương của Á Nam rất phong phú, đa dạng. Ngoài hai tác phẩm (dịch): Thủy Hử, “Mạnh Từ" cụ còn để lại hàng nghìn bài thơ trong các tập thơ như: “Duyên nợ phù sinh”, “Bút quan hoải”, “Với sơn hà”, “Giai anh hùng, gái thuyền quyên”, “Hồn hoa v.v... và hàng trăm bài phong dao, trong đó có nliều bài được lưu truyền như ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà”, “Rủ nhau xuống bể mò cua”

Á Nam từng tâm sự: "... cuộc văn chương dẫu đến khi tàn, mà ngọn bút quan hoài biết bao giờ cho ráo mực..,”. Á Nam cũng như những thi sĩ có tài xưa nay ‘Thác là thể phách, còn là tinh anh”; những câu thơ của những anh tài ấy vẫn có nhiều sức nặng, đã và đang làm cuộc hành trình sôi động trong tâm hồn chúng ta, cho ta niềm tin để hướng về phía trước.

2. Xuất xứ ? Thể thơ ? Bố cục đoạn trích ? Gỉai thích ngắn nhan đề bài thơ ?

Trần Tuấn Khải quê ở Nam Định, nhà thơ cùng thời với Tản Đà thi sĩ, nổi tiếng với những bài thơ thất ngôn, thơ lục bát, thơ song thất, với những bài hát theo các làn điệu dân ca. Thơ Trần Tuấn Khải chứa chan tinh thần dân tộc và cảm hứng yên nước. Bài thơ “Hai chữ nước nhà” được viết bằng thể thơ song thất lục bát, là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài”, quyển thứ nhất, in năm 1926.

Trích đoạn bài thơ có thể chia làm 3 phần:

Tám câu thơ đầu: Đất nước đau thương ảm đạm trong vòng nô lệ; tâm trạng đan đớn của cha già cất tiếng khuyên con.

Hai mươi câu thơ tiếp theo: Một đất nước, một dân tộc rất đáng tự hào; giặc Minh tham tàn xâm lăng đất nước ta gây nên bao tội ác tày trời “xương rừng máu sông” “thành tung, quách vỡ”,...; cha già đau đớn lo lắng cho sự tồn vong của đất nước.

Tám câu cuối: Cha già đau đớn vì “xa quê”, khuyên con và tin tưởng con hãy phục thù cho nước, giành lại nền độc lập tự do và rửa hận cho cha.

Nhan đề bài thơ là “Hai chữ nước nhà”; lời chú thích của tác giả mang một ẩn ý sâu xa, vừa để tránh sự bắt bẻ, kiểm duyệt của chính quyền thực dân Pháp, vừa gợi lên những tình cảm, những tư tưởng trong lòng độc giả như căm thù quân xâm lược, kích thích lòng yêu nước. Chữ “nghĩ” có nghĩa là “theo”, còn có hàm ý là “hãy suy nghi*’... “Nghĩ lời Ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu”

Chủ đề bài thơ: Tác giả mượn lời cha dặn con, lời ông Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu, qua đó nhằm kích thích lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm, đem máu đào giành lại độc lập cho Tổ quốc. Chủ đề trên được diễn tả một cách trang nghiêm, bằng giọng thơ vô cùng bi ai, thống thiết, gợi cảm.

shoppe