Giá trị nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính đầy đủ nhất
Phân tích giá trị nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính đầy đủ nhất
Cùng cunghocvui tìm hiểu về giá trị nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính đầy đủ nhất để hiểu về hồn thơ mới mẻ, phóng khoáng. Tiếng thơ của người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử cất lên đầy hào hùng và hồn nhiên kì lạ. Tâm thế phơi phới, lạc quan tương phản giữa chiến trường ác liệt đã làm những giá trị nghệ thuật của “Bài thơ tiểu đội xe không kính” sống mãi trong lòng bạn đọc.
Phân tích giá trị nghệ thuật trong bài thơ tiểu tiểu đội xe không kính
Ngôn từ và giọng điệu thơ đơn giản, hóm hỉnh
Phạm Tiến Duật kết hợp ngôn từ tài tình, sử dụng những lời thơ, giản dị, mộc mạc, phản ánh sâu sắc đời sống chiến trường của những người chiến sĩ. Không chỉ không làm mất đi sự thi vị của bài thơ mà còn làm giàu thêm chất liệu thơ ca trong tác phẩm.
Bút pháp tả thực hình ảnh người lính lái xe giữa bom đạn chiến trường nhưng lại bằng giọng thơ hóm hỉnh, vui nhộn. Ngôn ngữ góp phần rất lớn tạo giá trị nghệ thuật trong bài thơ. Chúng ta hẳn sẽ còn ấn tượng mãi với giọng điệu ngang tàng xen lẫn chất tinh nghịch, lạc quan hoàn toàn phù hợp với những chàng trai thuộc “binh đoàn” những chiếc xe không kính.
Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả chủ yếu qua ngôn từ và giọng thơ. Hai yếu tố này trực tiếp góp phần khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ lái xe. Lời thơ gắn với kiểu lời văn xuôi, xen kẽ lời đối thoại, lời tâm sự hàn huyên thường ngày nhưng được tác giả khéo léo đưa chất thơ vào. Ngôn ngữ đó tạo nên một giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch rất riêng của Phạm Tiến Duật.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phân tích ba khổ cuối trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giọng điệu lạc quan, vui vẻ, tựa như một cuộc phiêu lưu chứ không phải tiến vào những cuộc chiến sinh tư hay chiến trường bão táp bom rơi đạn lạc. Ấy thế người đọc vẫn cảm nhận được những tàn khốc của chiến trường “gió vào xoa mắt đắng”,”bụi phun tóc trắng” “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”. Mọi khắc nghiệt của thời tiết, của chiến trường, của cả cái chết rình rập vẫn ở đó, chẳng hề mất đi. Nhưng qua lăng kính hóm hỉnh, đầy niềm tin và yêu đời của tác giả, mọi thứ trở nên sáng bừng và đầy ý thơ.
Thể thơ tự do trong giá trị nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hồn thơ tự do và tươi mới không chỉ được thể hiện qua ngôn từ mà còn qua thể thơ. Phạm Tiến Duật kết hợp linh hoạt và tài tình giữa thể 7 chữ- thể 8 chữ, có chỗ còn phá cách 6 hoặc 10 chữ.
Tất cả đều tạo cho bài thơ nhịp điệu tự nhiên, mang lại cảm giác sinh động của văn xuôi. Đây cũng chính là đại diện cho chất thơ mới, giọng điệu mới của thơ ca những năm kháng chiến chống Mỹ. Nó bắt nguồn từ sức trẻ phơi phới, từ tâm hồn đầy lạc quan của thế hệ chiến sĩ trẻ Việt Nam mà chính tác giả đã sống và trải nghiệm.
Xem thêm;
Dàn ý cảm nhận khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính
Top 3 bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nghệ thuật bài thơ tiểu đội xe không kính: kết hợp đa dạng phương thức biểu đạt
Nghệ thuật trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phương thức biểu đạt chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ là phương thức biểu cảm. Ngoài ra, ông còn khéo léo kết hợp thêm yếu tố tự sự và miêu tả vào bài thơ. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài thơ tựa như lời tâm tình của những người chiến sĩ.
Lời thơ trở nên tình cảm, mềm mại. Tự sự và miêu tả khiến bài thơ trở nên sinh động và nhiều màu sắc. Ta dường như có thể tưởng tượng ra bức tranh đầy những gam màu thú vị về cuộc sống nơi chiến trường tưởng chừng như chỉ có thử thách, vất vả, gian nan nhưng bây giờ lại đầy sự vui tươi, phấn khởi, thậm chí xen lẫn vài phần tinh nghịch, ngang tàn.
Biện pháp tu từ sử dụng linh hoạt - nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính
Để giúp bài thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, Phạm Tiến Duật sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Chẳng hạn như điệp từ nhìn mang cảm giác tái hiện tư thế chủ động cùng sự hiên ngang trước đất trời của người lính:
“Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”
Hay sự lạc quan, yêu đời cũng tâm hồn tin tưởng và hướng về tương lai, coi thường gian khổ bằng biện pháp so sánh:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già”
Xem thêm:
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính
Và làm sao có thể không nhắc đến hình ảnh hoán dụ đầy tính nhân văn và thi vị. Tất cả người lính cùng chung lý tưởng, cùng chung khát khao chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
=> Biện pháp nghệ thuật góp phần khắc họa những hình ảnh độc đáo của binh đoàn xe không kính; từ vẻ hiên ngang, coi thường gian khổ đến vẻ sôi nổi, trẻ trung, yêu đời hay đến lòng yêu nước cháy bỏng, quyết tử vì tổ quốc, bảo vệ non sông.