Đăng ký

Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu trong chiếc lược ngà chi tiết, hay

1,742 từ Dàn ý

Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

     Chiến tranh khốc liệt khiến ông Sáu phải xa rời gia đình, trong những người kháng chiến, ông luôn muốn được về thăm đứa con gái của mình. Cùng phân tích nhân vật ông Sáu để hiểu hơn về ông và tình cảm mà ông dành cho bé Thu.

dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu- CungHocVui

Phân tích nhân vật ông Sáu

Mở bài dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

-      Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”:

    + Truyện được viết năm 1966 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. 

    + Một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình phụ tử trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt. Gửi gắm thông điệp phê phán chiến tranh.

-      Giới thiệu về nhân vật ông Sáu: Người cha bình dị nhưng lại yêu con bằng thứ tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến.

Xem thêm:

Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà

Dàn ý cảm nhận tình cha con trong chiếc lược ngà

Thân bài dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu- CungHocVui

Phân tích ông Sáu trong chiếc lược ngà

a. Hoàn cảnh, xuất thân của ông Sáu

-     Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946.

-     Tham gia chiến đấu khi con gái là bé Thu chưa được một tuổi, lúc con chạc tuổi mới được nghỉ về thăm quê ba ngày.

b. Tình cảm ông dành cho bé Thu

-     Trong những ngày phép về thăm quê:

    + Hành động nôn nóng được gặp đứa con gái mà mình bấy lâu thương nhớ: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.

    + Bất ngờ, bàng hoàng, trạng thái sững sờ khi con bỏ chạy: Mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

=> Đang xúc động vì thời khắc được gặp lại đứa con mà bấy lâu mình vẫn luôn thương nhớ, ông sững sờ vì tất cả những gì nhận được là sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu. Tâm trạng ông từ trông chờ trở nên bàng hoàng đến đau đớn.

Xem thêm:

Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà

Dàn ý đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà

-    Những lúc ở bên con:

    + Ông Sáu dùng những ngày phép chỉ để ở bên con, ông trông chờ một tiếng “ba” thốt lên từ đứa con cách xa mình bấy nhiêu năm trời nhưng tất cả những gì ông nhận lại được là đứa con gái nhất quyết không nhận mình là ba.

    + Ông giả vờ không nghe khi con bé nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, ngay cả việc gắp thức ăn cho con là cả một quá trình nỗ lực, cân nhắc.

    + Thế nhưng dù ông có làm cái nào, từ cương đến nhu, bé Thu vẫn nhất nhất không chấp nhận ông là ba. Cảm xúc chất chứa dồn nén đau đớn đến tột cùng, ông đánh con.

-     Thời khắc chia ly:

    + Bé Thu đến thời khắc này vẫn cương quyết không nhận ông.

    + Lúc sắp đi, ông nhìn nó với ánh mắt trìu mến pha lẫn với những buồn rầu, bất lực đan xen.

    + Khi con gái gọi ông một tiếng “ba” và ôm chặt lấy ông, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau đi dòng nước mắt chất đầy cảm xúc.

    + Ôm hôn nhẹ lên tóc con như một lời từ biệt.

=> Vượt qua thách thức của chiến tranh, vượt qua cả sự bào mòn của thời gian, tình phụ tử vẫn vượt lên trên tất cả. Con người rồi vẫn sẽ sống thật với cảm xúc của mình, vẫn chấp nhận và yêu thương người thân bất chấp sự điêu tàn của thời gian.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật bé Thu 

Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu hay

-     Những ngày ông Sáu ở căn cứ

    + Nỗi nhớ con da diết hòa quyện với những ân hận vì đã đánh con.

    + Những ngày ở căn cứ, ông tìm cho bằng được mảnh ngả voi để làm lược tặng con.

    + Tỉ mỉ từng ngày làm chiếc lược, mỗi khi nhớ con lại mang ra ngắm, cài lược lên tóc.

    + Ông hy sinh khi chưa kịp tặng con chiếc lược ngà. Những giây phút cuối đời ông vẫn chỉ nhớ đến đứa con, ông trao chiếc lược cho đồng đội.

=> Tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Chiếc lược là sự kết tinh tình cảm, nỗi nhớ nhung cũng như những ân hận của ông, từng chi tiết trên cây lược đều là tình cảm mà ông tỉ mẩn khắc vào. Chiếc lược cũng là tình yêu của ông dành cho con, dẫu ông không còn nhưng tình yêu vẫn còn sống mãi.

Xem thêm:

Cảm nhận về đoạn trích chiếc lược ngà

Kết bài dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

-     Nhận xét lại nhân vật ông Sáu.

-     Khẳng định lối viết văn tài ba của Nguyễn Quang Sáng, chân chất, thật thà, đậm chất Nam Bộ nhưng tình cảm sâu sắc. 

shoppe