Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong chiếc lược ngà chi tiết, hay
Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Nguyễn Quang Sáng. Vẫn với những nét đặc trưng nhất với cốt truyện đơn giản nhưng ông đã thành công trong việc xây dựng tình cha con sâu sắc và nội tâm của nhân vật. Cùng tham khảo dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong chiếc lược ngà để hiểu hơn.
Phân tích nhân vật bé Thu trong chiếc lược ngà
Mở bài
- Giới thiệu tác giả và dẫn dắt vào tác phẩm cần phân tích.
Thân bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014), ông là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền Văn học Việt Nam từ thời kỳ kháng chiến. Đồng thời, ông cũng là tác giả đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản nổi tiếng.
- Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng sáng tác năm 1966, là một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông trong thời kỳ Cách mạng Việt Nam.
- Nội dung tác phẩm ca ngọi tình cảm gia đình sâu sắc trong thời chiến tranh, tình cảm cha con cảm động đã lấy đi nhiều đồng cảm và nước mắt của độc giả.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn chiếc lược ngà
Phân tích nhân vật bé Thu
* Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu
+ Bé Thu là nhân vật chính trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” với tính cách đáng yêu, cá tính và có tình yêu thương cha sâu sắc.
* Bé Thu là cô bé có tình bướng bỉnh, ương ngạnh quyết không nhận cha
Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu
- Trong cuộc gặp đầu tiên, khi Thu nghe tiếng gọi của ông Sáu “Thu! Ba đây con”, cô bé “giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
- Thu vẫn không chịu nhận cha trong ba ngày ông Sáu được nghỉ phép về nhà:
+ Thu luôn tìm cách xa lánh ông Sáu, mặc cho ông cứ tìm cách vỗ về, nhất quyết không chịu gọi tiếng “ba”.
+ Lúc bị má dọa đánh, Thu đành miễn cưỡng gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng lại gọi trống không.
+ Sợ nồi cơm nhão nhưng lại không nhờ được ai, Thu bị dồn vào thế bí nên Thu nhăn nhó muốn khóc, tự lấy và vá chắt nước cơm chứ cô bé vẫn quyết không gọi ba.
+ Trong bữa cơm, khi ông Sáu gắp trứng vào bát cho Thu, “nó hất tung cái trứng ra mâm, cơm văng tung tóe”.
+ Thu bị ba đánh đòn nhưng cô bé không khóc, chỉ lẳng lặng chạy sang nhà bà ngoại, mẹ dỗ mấy cũng không về.
=> Bé Thu có tính cách mạnh mẽ, ương ngạnh, kiên quyết nhưng lại là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ tuy nhiên vẫn biết sợ hãi khi bị ba đánh.
Xem thêm:
Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong chiếc lược ngà
* Khi nhận cha, bé Thu bộc lộ tình thương cha da diết, sâu nặng, cảm động
Thu vô cùng thương yêu ba của mình
- Trước lúc ông Sáu lên đường:
-
Thu hiểu được nguyên nhân vết sẹo trên má ông Sáu qua lời giải thích của bà ngoại
-
Khi hiểu ra nguyên nhân về cái thẹo của ba, “nó nằm im, lăn lộn suốt đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn”.
-
Nên sáng hôm sau, bé Thu bảo ngoại đưa về gặp cha.
- Cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con và giây phút bé Thu nhận ba:
-
Bé Thu chia tay ba trong bịn rịn và khác trước, nó không còn bướng bỉnh hay cau có với ông Sáu nữa.
-
Lúc này tiếng gọi ba lại cất lên vừa ngây thơ, vừa tận trong sâu thẳm tâm hồn trong sáng, khao khát tình ba con của con bé.
-
“Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. “Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông.”
-
Lúc này, hai tay bé Thu ôm chặt cổ ba, đôi chân quặp chặt lấy ba bởi không muốn cho ông Sáu rời đi.
Xem thêm:
Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
Dàn ý đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
Kết bài
- Nhận xét nhân vật bé Thu, đánh giá nghệ thuật tác phẩm và nêu lên ý kiến bản thân.