Đăng ký

Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà chi tiết

1,463 từ Cảm nhận Dàn ý

Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

     Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng xoay quanh vấn đề tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm cha con thiêng liêng, cao đẹp vẫn tỏa sáng trong cảnh khói đạn chiến tranh. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo cảm nhận nhân vật ông Sáu để thấu hiểu tình cảm sâu nặng của ông dành cho con mình.

Dàn ý cảm nhận nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà- CungHocVui

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong chiếc lược ngà

1. Mở bài

-     Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật ông Sáu

2. Thân bài

Hoàn cảnh của nhân vật

-    Ông Sáu là một nông dân vùng Nam Bộ.

-    Ông tham gia kháng chiến từ 1946, lúc này con gái ông chưa được một tuổi. Khi con đã tám tuổi ông mới được về thăm nhà trong vòng ba ngày.

Tình cảm ông Sáu dành cho con

* Những ngày về thăm quê:

-    Mong ngóng được gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.

-    Khi con bỏ chạy: sững sờ, bàng hoàng, mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

Xem thêm:

Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà

Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà

=> Ông Sáu đang xúc động, vui mừng vì được gặp con thì đáp lại chỉ là sự xa lánh, sợ hãi của bé Thu. Vì thế, tâm trạng ông chuyển từ trông chờ, vui sướng đến bàng hoàng và đau đớn.

-    Thời gian nghỉ phép, ông Sáu chỉ ở nhà với con, chỉ mong được nghe một tiếng gọi ba. Nhưng sự cố gắng của ông lại không được đền đáp.

-    Khi ông gắp thức ăn cho con nhưng lại bị con hất văng, cảm xúc dồn nén dẫn đến tức giận đã khiến ông đánh con mình.

-    Ngày chia tay, ông nhìn con với anh mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Khi con gọi mình tiếng ba và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay lau nước mắt, hôn lên tóc con.

=> Tình phụ tử thiêng liêng đã chiến thắng khoảng cách thời gian, chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự yêu thương và công nhận từ bé Thu.

* Những ngày ông Sáu ở căn cứ:

Dàn ý cảm nhận nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà- CungHocVui

Cảm nhận ông Sáu trong những ngày ở căn cứ

-    Ông Sáu luôn ân hận vì đã đánh con, vì thế tìm mảnh ngà voi làm chiếc lược tặng cho con.

-    Ông tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược, khi nhớ con, ông lại ngắm lược rồi chải lên tóc mình.

-    Ông hi sinh khi chưa kịp gặp con và trao lược cho con. Phút cuối đời, ông cũng chỉ nhớ đến con và di nguyện cuối cùng là nhờ người đồng đội trao lại chiếc lược cho bé Thu.

=> Chiếc lược ngà chính là tình yêu thương, nỗi ân hận và sự nhung nhớ mà ông Sáu dành cho bé Thu. Đó là tín vật tượng trưng cho tình phụ tử thiêng liêng, là lời hứa mà ông chưa thể thực hiện trọn vẹn cho con, và nó cũng là minh chứng cho tình yêu con vẫn sống mãi của ông.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật bé Thu 

Cảm nhận về đoạn trích chiếc lược ngà

Phân tích nhân vật ông Sáu

Nghệ thuật

-    Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn, lối kể tự nhiên.

-    Câu chuyện được kể một cách chân thực, khách quan khi tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật bác Ba - người đồng đội của ông Sáu.

-    Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.

-    Ngôn ngữ sử dụng đậm chất địa phương Nam Bộ, nổi bật sự mộc mạc, tình cảm.

3. Kết bài

-    Kết luận về tác phẩm và nhân vật: 

   + Tác phẩm là truyện ngắn tiêu biểu trong thời chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng đội và niềm tin khát vọng hòa bình dân tộc.

   + Ông Sáu mang tính cách điển hình cho người Nam Bộ: chất phác, mộc mạc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc. Đồng thời, ông cũng là một người cha cao cả, yêu thương con sâu đậm.

-    Cảm nhận cá nhân: thêm yêu thương gia đình, biết ơn những người đã ngã xuống vì cuộc sống yên bình hôm nay.

shoppe