Dàn ý phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Cunghocvui gửi bạn thảm khảo dàn ý phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, dàn ý sẽ được phân tích dựa theo bố cục chuẩn của tác phẩm.
Xem bố cục bài tại đây
1. Mở bài
- Tác giả: cuộc đời, phong cách thơ
- Tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung
2. Thân bài
a) Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
- Tác giả sử dụng điệp từ "bãi cát dài" để gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận. Hình ảnh tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.
- Câu thứ 2 cho ta thấy sự vất vả, khó nhọc của người đi đường. Là cảnh vừa thực vừa tượng trưng cho con đường công danh đầy gập ghênh của tác giả.
- Câu 3: tuy rằng mặt trời đã lặn nhưng con người vẫn còn đi, tâm trạng đau khổ.
- Câu 4: miêu tả nước mắt của người đi đường trong một không gian mù mịt, mênh mông, rất khó xác định được phương hướng.
=> KL: Nhà thơ cho ta thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai qua hình ảnh bãi cát dài mênh mông cứ nối tiếp nhau, con đường bất tận, mờ mịt tạo ra tình cảnh của người đi đường khó khăn và bất lợi.
b) Tám câu tiếp
- Từ "Không học ... giận khôn vơi": tác giả sử dụng điển tích, tự giân bản thân vì không có khả năng như Hạ Hầu Ân nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước. Nhưng suy cho cùng thì tác giả oán giận con đường công danh.
- Từ "Xưa này ... đường đời": Cái bả đối với cuộc đời người mà tác giả chỉ ra là công danh, danh lới khiến cho con người làm tất cả.
=> Sự chán ghét về danh lợi của Cao Bá Quát được bộc lộ rõ, ông nhận thức được bản thân không muốn đi vào con đường đó nhưng lại tuyệt vọng vì chưa tìm được hướng đi nào khác cho bản thân.
- 2 câu tiếp: Nhà thơ cho rằng công danh giống như việc con người thưởng thức rượu ngon, biết rằng uống vào sẽ say nhưng liệu có mấy ai tránh được cám dỗ đó.
- 3 câu tiếp: Cao Bá Quát nhận ra tính chất vô nghĩa trong lối khoa cử đương thời, tự trách móc và giận dữ bản thân khi nhận ra mà vẫn bước đi trên con đường ấy.
- Cụm từ "khúc đường cùng" mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng cho con đường cùng của tác giả, sự bế tắc cũng như tuyệt vọng trước cuộc đời.
c) Ba câu còn lại
- 2 câu đầu:
+) Nghĩa tả thực: Khung cảnh ngột ngạt, bó buộc. Mặc dù thiên nhiên Bắc Nam đều đẹp, đều hùng vĩ nhưng mỗi bước đi của con người chỉ thấy là biển và núi mênh mông mịt mờ.
+) Nghĩa biểu tượng cho cuộc đời bế tắc, ngột ngạt. Tượng trưng cho con đường đời phải dấn thân để mưu cầu công dan của kẻ sĩ Cao Bá Quát.
- Còn lại: Đây là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng của tác giả, tư thế dùng lại nhìn bố phía mà hỏi trời cao, hỏi chính lòng mình cho thấy sự mẫu thuẫn lớn đang đè nặng trong trí não của nhà thơ.
d) Nghệ thuật
- Thể thơ cổ
- Hình ảnh thơ: tính biểu trưng
- Biện pháp sử dụng: đối lập, sử dụng điển tích
3) Kết bài:
- Tác phẩm, tác giả
- Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nêu nhận xét, ý kiến của bản thân
Xem bài phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát hay tại đây
Trên đây là bài phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát dàn ý chi tiết mà Cunghocvui gửi đến bạn học. Nếu có bất kì bài phân tích thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát thì hãy để lại ở phía dưới comment nhé!