Văn mẫu chi tiết nghị luận Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Ngữ Văn 11
Văn mẫu phân tích chi tiết nghị luận Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Ngữ Văn 11
Cao Bá Quát là nhà văn trong lịch sử nổi tiếng văn hay chữ đẹp. Những tác phẩm của ông đều mang ý nghĩa sâu sắc, cùng những hàm ý châm biếm rất khôn khéo về sự bất công của xã hội đương thời khi coi trọng người Nam hơn người Bắc, cùng với ngụ ý những con người tri thức, tài hoa xem thường danh lợi và sự cám dỗ tầm thường. Đồng thời, ông cũng bộc lộ khao khát xã hội sẽ thay đổi lý tưởng mới, cuộc sống mới.
Hãy cùng phân tích nghị luận Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy làm rõ điều này.
Nghị luận Bài văn ngắn đi trên bãi cát
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chủ đề nghị luận.
Xem thêm:
Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (2)
Thân bài nghị luận bài ca ngắn đi trên bãi cát
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Tác giả thể hiện sự phẫn uất trong lòng của những con người tri thức bị xã hội vùi dập được thể hiện khéo léo thông qua hình ảnh bãi cát
Nghị luận Bài văn ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Mở đầu đoạn thơ tác giả đã cho ta thấy một hình ảnh “bãi cát lại bãi cát dài” thăm thẳm như không có điểm dừng.
Từ bãi cát được lặp lại đến hai lần và được tác giả khắc họa thực tế chúng dài xuyên suốt đến tận miền Trung khô cằn. Những “bãi cát” này chính là hình cảnh ẩn dụ cho con đường công danh mịt mù, tăm tối và đầy trắc trở, không lối thoát của những con người tài hoa học rộng nhưng luôn xem thường danh lợi, chỉ mong được cống hiến cho đất nước.
Thế nhưng, chính do sự phân biệt “trọng Nam- khinh Bắc” của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy họ vào hố sâu tăm tối, có chữ nhưng không được đối thơ, có kiến thức nhưng không được thể hiện, có tầm nhìn xa cho sự an nguy, sự phát triển của Tổ Quốc nhưng không có tiếng nói, bị những kẻ lắm hư danh cùng tiền muôn bạc vạn vùi dập.
Tác giả đã ý thức rất rõ hiện trạng tăm tối của xã hội, của “phường danh lợi” đã khiến những con người liêm chính phải “tất tả trên đường đời”, phải vượt qua “núi muôn trùng”, “sóng muốn lớp” mà “Khi mặt trời đã lặn” họ vẫn “chưa dừng được”.
Xem thêm:
Phân tích bài ca ngắn đi tren bãi cát mới nhất
Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Tác giả tiếp tục bộc lộ sự bi phẫn của bản thân thông qua hình ảnh người đi trên bãi cát đầy khó khăn và sóng gió
Đấy là hình ảnh con người lê từng bước nặng nhọc, mệt mỏi trên bãi cát dài mênh mông nhưng cứ như “đi một bước như lùi một bước”, cuối cùng vẫn ở tại một chỗ, không muốn lùi bước, nhưng cũng không thể tiến xa hơn.
Họ- những con người có lý tưởng lớn, những con người trí thức nhiên xa trông rộng, những người muốn đóng góp tài năng cho Đất Nước nhưng không được công nhận, khiến họ căm phẫn, ức chế, cay đắng, tâm trạng đó đã được Cao Bá Quát khắc họa và so sánh rất roc thông qua hình ảnh “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.
Nghị luận bài ca ngắn đi trên bãi cát mới nhất
Tuy họ không được xã hội công nhận tài năng, bị “phường danh lợi” áp đảo, nhưng ý chí và ngọn lửa yêu Nước trong lòng họ chưa bao giờ bị dập tắt. Chính vì thế, nên tác giả đã sáng tác câu thơ mang hàm ý rất sâu sắc khi có thể học được mọi thứ trên đời, nhưng lại “Không học được tiên ông phép ngủ”, để quên, để lơ đi những biến động tiêu cực của đất nước, những kẻ thối nát chỉ cầu tiền tài mà tàn phá xã hội không thương tiếc.
Những câu kết của bài thơ đã cho thấy sự chán chường của tác giả, ông đã đưa ra câu tự vấn cho chính bản thân mình rằng: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Đây cũng chính là câu hỏi chung cho những người đang có cùng lý tưởng với ông. Mặc dù biết con đường danh lợi phía trước “Đường bằng mờ mịt,/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít” cùng với “núi muôn trùng”, “sóng dào dạt”, nhưng họ vẫn luôn khao khát xã hội sẽ đổi mới tư tưởng tiến bộ hơn, Đất Nước sẽ tôn vinh và xem trọng những người có tài, dù họ là ai và ở bất cứ vùng miền nào.
Xem thêm:
Phân tích nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Soạn văn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát đầy đủ nhất
Kết bài
Tóm tắt lại vấn đề của bài nghị luận và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Hy vọng rằng, văn mẫu phân tích nghị luận Bài ca ngắn đi trên bãi cát sẽ giúp bạn đọc có thêm nguồn cảm hứng và có những giờ học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 11.