Đăng ký

Soạn văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát đầy đủ nhất

1,579 từ Soạn bài

Với tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát của nhà thơ Cao Bá Quát, Cunghocvui xin gửi đến các bạn Soạn bài ca ngắn đi trên bãi cát đầy đủ và ngắn gọn nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

     Bố cục:

   Bài thơ gồm 3 phần:

Phần 1: 4 câu thơ đầu

Nội dung: Hình ảnh đi trên bãi cát và hình ảnh người trên bãi cát

Phần 2: 6 câu tiếp theo

Nội dung: Tâm trạng suy tư của người đi đường

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Sự bế tắc của người đi đường

Câu 1 (Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Những yếu tố tả thực:

 + Hình ảnh bãi cát (điệp ngữ): biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách.  

+ Hình ảnh người đi trên cát mờ mịt, núi muôn lớp, …vừa đi vừa lệ tuôn đầy. Qua đó thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Xem thêm Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Câu 2 (Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Các câu thơ liên kết logic với nhau:

+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

+ “ Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh

- Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người

+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

Câu 3 (Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Tác giả đã dùng nhiều đại từ nhân xưng khác nhau để chỉ nhân vật trữ tình, điều này giúp cho nhà thơ có thể cảm nhận tâm trạng ở nhiều vị trí, nhiều chủ thể khác nhau, đồng thời có thể thể hiện độc thoại, đối thoại với chính mình, qua đó thể hiện tâm trạng mâu thuẫn của tác giả trong quá trình đi tìm lí tưởng sống cho mình. Nhân vật trữ tình với các trạng thái tâm trạng khác nhau được thể hiện một cách đa chiều cho thấy diễn biến tâm trạng phức tạp của tác giả khi đứng trước hiện thực mù mịt.

- Các câu cảm thán "Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!, Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!" câu hỏi tu từ "Người say vô số, tỉnh bao người?, Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?, Anh đứng làm chi trên bãi cát?" đã góp phần rất quan trọng vào việc thể hiện thành công tâm trạng bế tắc và khát khao tìm ra con đường đi đúng cho bản thân. Sự xuất hiện nhiều lần hai loại câu này đã thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt đến tuyệt vọng và cả những mâu thuẫn đang giằng xé nội tâm của người đi khi tìm mãi không ra lối thoát cho đường đời.

Câu 4 (Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể suy đoán rằng, tác giả làm bài thơ này sau nhiều lần thất bại và thất vọng trước cuộc đời. Vì thất bại nên nhân vật trữ tình đang muốn tìm một con đường mới. Nhưng con đường mới trên cát thì thật khó khăn. Bài thơ thể hiện rất rõ sự bế tắc của nhà thơ khi đi tìm hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Trên thực tế, Cao Bá Quát cũng không ngừng tìm hướng đi, tìm lí tưởng sống cho mình. Ông cũng đã từng loay hoay trong vòng tròn của chế độ thi cử, của con đường quen thuộc "tề gia trị quốc bình thiên hạ" của nhà Nho. Nhưng Cao Bá Quát đã thất bại. Có lẽ, đây là bài thơ thể hiện khá trung thực tâm sự của cái tôi cá nhân thi sĩ, điều còn ít thấy trong văn học trung đại.

Câu 5 (Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

Thông qua bài soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

 

shoppe