Đăng ký

Đặc điểm của vi sinh vật và vai trò của vi sinh vật trong hệ sinh thái

Đặc điểm của vi sinh vật và vai trò của vi sinh vật trong hệ sinh thái

Trong chương trình sinh học chắc hẳn bạn đã được nghe qua khái niệm về vi sinh rồi đúng không? Chúng là những cá thể khá nhỏ những lại chiếm một lượng rất lớn trong hệ sinh thái. Để tìm hiểu thêm loài sinh vật đặc biệt này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!

I. Khái niệm chung

    1. Vi sinh vật là gì?

Là các sinh vật tồn tại ở hình thức đơn bào hoặc đa bào nhân sơ, nhân thực, chúng hầu hết là những vi sinh có kích thước rất nhỏ chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Các sinh vật thuộc nhóm này bao gồm: vi khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật, tảo, nấm.

Bài học mới:

    2. Đặc điểm chung của vi sinh vật

  • Kích thước được đo bằng micromet vì chúng rất nhỏ, không thể nhìn được bằng mắt thường.
  • Có khả năng chuyển hóa nhanh và nhân rộng số lượng cá thể trong thời gian ngắn ví dụ như vi khuẩn lactic.
  • Tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các cá thể khác.
  • Khả năng phát sinh biến dị cao.
  • Số lượng cá thể khổng lồ chiếm một lượng rất lớn trên bề mặt trái đất, chúng có khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiều loại môi trường du là những những môi trường khắc nghiệt nhất ví dụ như nhiệt độ thấp và khí hậu khô ở nam cực, miệng núi lửa, áp suất lớn ở đại dương. Theo thống kê mới nhất, trên trái đất có khoảng 1 trăm nghìn loài vi sinh trong đó bao gồm ba mười nghìn loài nguyên sinh, sáu chín nghìn loài nấm, 2,5 nghìn loài vi khuẩn lam, 1,5 nghìn loài vi khuẩn, 1,2 nghìn loài virut khá nhau. kết hợp với đặc tính dễ thích nghi như vậy mà hằng năm số lượng loài được nhân giống lên một cách đột biến trong thời gian rất ngắn, ví dụ điển hình ở loài nấm.
  • Sinh sản của vi sinh vật:

Vi sinh hình thành: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 

- Nội bào tử với đặc điểm là vỏ dày, tiết ra chất đặc biệt giúp bảo vệ bảo tử khỏi nhiệt độ cao, hình thành khi gặp điều kiện bất lợi.
- Bào tử đốt: được tạo ra từ phản ứng phân đốt các sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: được tạo ra bên ngaofi của bào tử chất.

Những điều kiện bất lợi hay khắc nghiệt đã tạo điều kiện thúc đẩy sự sinh sản của chúng.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

  • Yếu tố bên trong

Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, khí, các vi sinh lây nhiễm ây ảnh hưởng các nhân tố bên ngoài của vi sinh.

Chất dinh dưỡng

  • Yếu tố bên ngoài

Bao gồm thành phần và các trạng thái vật lý, gây ảnh hưởng đến tế bào chất và một số nhân tố bên trong vi sinh vật.

III. Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật

Để đáp ứng được điều kiện sinh sản, các loài vi sinh phải được hấp thụ các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh và vì vậy môi trường nhân tạo nhằm nuôi cấy vi sinh cũng cần có những chất dĩnh dưỡng cần thiết để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu sống của vi sinh. Các yếu tố cần thiết đó bao gồm:

  • Các yếu tố cơ bản tạo chất nguyên sinh, như nguồn dĩnh dưỡng chứa cacbon, nito, chất khoáng và các chất cơ bản khác thúc đẩy quá trình phát triển.
  • Độ pH hợp lý
  • Độ ẩm đầy đủ
  • Mỗi trường không khí thuận lợi, nhằm gia tăng khí CO2 và đuổi hết khí O2.
  • Điều kiện nuôi cấy thuận lợi.

Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

IV. Vai trò của vi sinh vật

Chính nhờ sự vô cơ hóa chất hữu cơ mà các nguyên tố trong chất hữu cơ được trở về dạng vô cơ để trả về cho khí quyển và cho đất hay nước, do đó, sự sống không bị ngừng trệ: nhiều khí vô cơ được trả về khí quyển, trong đó CO2 được dung cho cây xanh thực hiện quang hợp, nhiều chất vô sơ được trả về đất và nước trong đó các muối của N,P,S được cơ thể sống hấp thụ để tổng hợp trở lại các chất hữu cơ. Cũng chính bằng sự vô cơ hóa mà vi sinh vật tham gia vào sự tự làm sạch các khu vực bị ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa phải, cũng như tham gia vào sự phân hủy xác sinh vật và chất hữu cơ vẫn xảy ra tự nhiên trong đất, làm cho mặt đất chúng ta đang sống nói chung không bị ngập tràn trong xác động vật thực vật thậm chí không còn chỗ cho chúng ta sống. Phân vi sinh vật còn được sử dụng làm thành phần trong công nghiệp sản xuất phân bón.

Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Vì hầu hết các vi sinh trong sữa chua được xếp vào dạng lợi khuẩn và có lợi cho hệ tiêu hóa.

Có thể nói vi sinh là những cá thể vừa có lợi lại vừa có hại cho đời sống chúng ta, hy vọng rằng qua bài học vừa rồi đã giúp các bạn phần nào hình dung được những đặc điểm quan trọng về vi sinh vật. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

shoppe