Đăng ký

Chuyển động tròn đều - Kiến thức cần nhớ

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nắm được: khái niệm, công thức chuyển động tròn đều...kiến thức cần nhớ để có thể giải được nhiều dạng bài tập khác.

I. Khái niệm chung

1. Thế nào là chuyển động tròn?

Chuyển động tròn là chyển động có quỹ đạo một đường tròn. 

2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn

Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật đi được và thời gian đi hết cung tròn đó. 

3. Chuyển động tròn đều 

Là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. 

II. Đại lượng trong chuyển động tròn đều

1. Tốc độ dài

tốc độ dài

Tốc độ dài 

- Công thức tính tốc độ dài: \(v = \frac{\Delta s}{t}\).

Trong đó: 

\(\Delta s\): độ dài cung (quãng đường) vật chuyển động được.

t: thời gian vật chuyển động được cung tròn. 

v: tốc độ dài của chuyển động tròn.

2. Tốc độ góc

tốc độ góc

Tốc độ góc 

- Công thức tính tốc độ góc: \(\omega = \frac{\Delta \varphi }{t}\).

Trong đó: 

\(\Delta \varphi \): góc mà vật quét được (rad). 

t: thời gian để quét được góc 

\(\omega \): tốc độ góc (rad/s hoặc vòng/s), còn gọi là tần số góc. 

- Biểu thức liên hệ giữa tốc độ góc, tốc độ dài: \(v = r\omega ^{}\).

Trong đó: 

r: bán kính quỹ đạo chuyển động tròn. 

3. Chu kỳ, tần số 

a) Chu kỳ T

- Là khoảng thời gian vật chuyển động được một vòng trên đường tròn. 

- Công thức: \(T = \frac{2\pi }{\omega }\).

b) Tần số f 

- Là số vòng chất điểm đi được trong 1 giây. 

- Công thức: \(f = \frac{1}{T}\). (Hz)

1Hz = 1 vòng/giây.

4. Gia tốc hướng tâm 

- Gia tốc của chuyển động tròn có phương, chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo của chuyển động tròn nên được gọi là gia tốc hướng tâm.

- Độ lớn vận tốc trên cung tròn (tốc độ dài) là không đổi, nhưng hướng vectơ vận tốc trên cung tròn tại một điểm luôn thay đổi. 

- Sự thay đổi về hướng của vận tốc sẽ sinh ra gia tốc. 

- Công thức độ lớn gia tốc hướng tâm: \(a_{ht} = \frac{v^2}{r} = \omega ^2.r\)

Độc giả có thể tham khảo một số công thức liên quan khác.

III. Một số bài tập trắc nghiệm chuyển động tròn đều

Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây coi là CĐTĐ?

A. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ. 

B. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh. 

C. Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay. 

D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện

Câu 2: Phát biểu nào sau đây chính xác trong CĐTĐ?

A. Vectơ vận tốc luôn không đổi, nên gia tốc bằng 0. 

B. Gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỷ lệ nghịch bình phương tốc độ dài. 

C. Phương, chiều và độ lớn vận tốc luôn thay đổi. 

D. Gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỷ lệ với bình phương tốc độ góc. 

Câu 3: Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút.

Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là: 

A. 2s

B. 1s

C. 3,14s

D. 6,28s

Đáp án: 1. C, 2.D, 3.A

Trên đây là toàn bộ kiến thức Chuyển động tròn đều, sau khi học xong lý thuyết, tham khảo cách giải bài tập tại cunghocvui.com.