Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình
Chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự thuyết phục nhân dân và triều thần thuận ý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông vừa mới được suy tôn lên làm hoàng đế. Đấy cũng là sự đánh dấu khởi đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý, một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sở dĩ Lý Công Uẩn được nhân dân ủng hộ như vậy là vì chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình.
Năm 1010, Lý Công Uẩn cho dời đô về Hoa Lư
Mở bài bài chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình
Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là áng văn chính luận xuất sắc với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ phong phú và đầy sức thuyết phục. Việc dời đô là cần thiết với nhiều lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, trước hết đó là sự yêu thương dân chúng, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết.
Xem thêm:
Thân bài chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình
Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng việc dời đô của các triều đại Trung Hoa. Việc dời đô của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện, vị kỉ mà vì suy nghĩ cho nhân dân, cho sự phát triển của đất nước, “muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Đây cũng chính là mục đích của việc dời đô của Lý Công Uẩn.
Lý Công Uẩn đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm lịch sử để thuyết phục lòng người với lý lẽ hùng hồn, đầy thuyết phục chứ không phải bằng uy quyền của một vị vua đứng đầu thiên hạ. Việc làm của ông là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc. Chọn đóng đô nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, phát triển đất nước, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn “thuận theo ý trời, hợp với lòng dân”.
Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.”
Lý Công Uẩn là vị vua anh minh, tài trí vẹn toàn
Cố đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn. Tuy nhiên, nay nó đã không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời bình. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm nhìn bao quát toàn bộ đất nước, hợp với việc phòng thủ hơn tấn công, vị trí không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông khó khăn chủ yếu chỉ bằng đường thủy.
Đến thời Lê Long Đĩnh đất nước rơi vào cảnh suy thoái, loạn lạc, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh rối ren như vậy, việc dời đô là hợp lẽ tự nhiên, trên thuận thiên ý, dưới hợp lòng dân. Vị vua nhà Lý đã cho dời đô về châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn xưa kia là một nơi dân cư đông đúc, đất đai phì nhiêu, mùa màng tươi tốt. Đó là tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân.
Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao. Tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó.
Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, nắm trong tay trách nhiệm quản lý và đưa đất nước phát triển, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Có thể nói, Lý Công Uẩn là người quyết đoán và táo bạo, ý định dời đô nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy đã được tiến hành. Rõ ràng, Lý Công Uẩn còn là vi vua anh minh, đầy quyết đoán và táo bạo.
Chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lý và tình
Đại La dưới cái nhìn của Lý Công Uẩn có một vị trí vô cùng thuận lợi. Nơi đây đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước.
Cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô.
Nhưng điều quan trọng còn là bởi: “Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Một Kinh đô vừa công vừa thủ, toàn diện và thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Nơi đó đồng thời là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, đất đai trù phú, dân cư đông đúc. Đó chính là chốn địa linh nhân kiệt, thiên địa hữu tình của đất Việt. Sau hơn một nghìn năm lịch sử với nhiều biến động và can qua, lịch sử đã chứng minh quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là quyết định đúng đắn, tạo tiền đề quan trọng để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời”.
Kết bài
Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, tấm lòng yêu nước thương dân, sự hy sinh và lòng quả cảm, lòng tin, lòng tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, sự tiếp nối truyền thống, khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận logic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.