Đăng ký

Trình bày những hiểu biết của anh (chị) sau khi đọc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

6,684 từ

1. Quá trình hình thành phát triển của nhà nước Âu Lạc
Thời đại Hùng Vương chấm dứt mở ra một thời kì lịch sử mới của dân tộc. Thục Phán An Dương Vương xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới: thống nhất đất nước về phương diện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước Sơ khai; đối phó với thù trong giặc ngoài. Ông đã hoàn thành xuất Sắc những nhiệm vụ đó và trở thành một trong những biểu tượng anh hùng của người Việt cổ.
-              Thục Phán nối nghiệp họ Hùng
Truyền thuyết vùng Phú Thọ kể về việc Thục Phán vốn là một tù trưởng bộ Ai Lao, dòng giống Hùng vương. Ông hai lần đánh vua Hùng thất bại. Hùng vương nhường ngôi cho Sơn Tinh nhưng Sơn Tinh đều từ chối. Sơn rinh khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Thế là Thục Phán lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương, ông lập cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, thề sẽ giữ vững cơ nghiệp họ Hùng (Cột đá thề). Tất cả sự hư cấu của truyền thuyết đó để che giấu một sự thật lịch sử là sự thất bại, kết thúc của thời đại Hùng vương mà Thục Phán là người chiến thắng. Điều này là một qua luật lịch sử khi mà đội quân hùng mạnh của các tù trưởng miền núi (dạng Thục phán) tiến xuống vùng đồng bằng để định cư, mở mang địa bàn sinh tụ, sẽ thống nhất các bộ lạc chống đối vùng trung du và đồng bằng. Việc lập Cột đá thẻ tạo nên sự chuyển ngôi trong hòa bình, tạo nên địa vị chính thống của Thục An Dương Vương.
-              An Dương Vương xây thành
Theo nghiên cứu, nhận định của nhiều nhà khoa học thì thời đại vua Hùng mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc, chưa có những biểu hiện của sự hình thành nhà nước. Vua Hùng (vua Chủ - Trần Quốc Vượng) như là một tù trưởng hùng mạnh làm chủ vùng rừng núi, trung du. Đến khi Thục Phán lên ngôi vua, việc đầu tiên của ông là dời đô về cổ Loa. Không phải đợi đến năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long thì mảnh đất này mới trở thành thủ đô của đất nước mà ngay từ thời An Dương Vương, nhà vua đã nhìn thấy vị trí thuận lợi, trung tâm của vùng đất này.
Quá trình tiến xuống đồng bằng, xác lập địa bàn cư trú ở ven những con sống lớn không chỉ là quy luật phát triển của các dân tộc trên thế giới mà con thể hiện sự trưởng thành, sự tự tin của cộng đồng đó trước những khó khăn thử thách. Nếu trước đây, địa bàn hoạt động của các bộ lạc ở miền núi trung du cho thây tính chất nhỏ lẻ, manh mún của cơ cấu tổ chức xã hội thì việc tiên xuống đồng bằng cho thấy sự liên kết lớn lao của các cộng đồng, sự chủ động của con người trong việc đối phó với thiên nhiên và các thế lực thù địch khác.
Chính vì vậy, An Dương Vương đã cho xây thành cổ Loa. Đó là một kì tích, vì chưa hề có tiền lệ. Công việc trọng đại đó thể hiện sự trưởng thành về mặt ý thức của thời đại An Dương Vương. Không như một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng việc xây thành của An Dương Vương đã đào hố sâu ngăn cách giữa vua quan phong kiến với nhân dân (quan điểm giai cấp). Việc xây thành chứng tỏ nhà vua đã xác lập mô hình nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm điều hành, giải quyết những công việc đất nước.
Việc xây thành gập nhiều khó khăn. Truyền thuyết kể rằng đập thành tới đâu lở tới đó do con vua đời trước muốn báo thù. Đó là linh hồn của con gà trắng đã thành tinh phá hoại. Sau nhà vua phải nhờ đến sứ Thanh Giang thì mới hoàn thành. Đấy là cách diễn tả hình tượng về những trở ngại của việc xây thành. Trước hết khó khăn khách quan: thành cứ xây xong lại đổ. Nguyên nhân là do những vòng thành đắp bằng đất, cát nên không thể chịu được sự tàn phá của khí hậu ẩm ướt vùng nhiệt đới. Thứ hai, hình tượng gà trắng phá hoạt phản ánh sự chống đối của một bộ phận dân địa phương đối với vị vua mới GS Trần Quốc Vượng cho rằng ở vùng Đông Anh trước đây có bộ tộc thờ gà làm vật tổ, và con gà trắng ở đây chính là sự chống đối của một bộ tộc với quá trình thống nhất đất nước của An Dương Vương.
Chính vì thế, hình tượng sứ Thanh Giang xuất hiện trợ giúp nhà vua cũng cho thấy sự ủng hộ, hướng ứng của những cộng đồng người khác với An Dương Vương. Tranh thủ được sự trợ giúp này, sự nghiệp của An Dương Vương đã hoàn thành.
- An Dương Vương đánh giặc lần thứ nhất
Sau khi giúp An Dương Vương xây thành, thần Kim Quy ban cho nhà vua một chiếc móng rùa. Nhà vua đã giao cho Cao Lỗ chế thành một cái nỏ liên châu, bắn trăm phát trăm trúng. Nhờ vũ khí lợi hại đó, An Dương Vương đã đánh bại quân của Triệu Đà sang xâm lược.
Truyền thuyết phản ánh một cách chân thực về một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc, một thành tựu văn minh đáng tự hào của người Việt cổ: việc chế tạo và sử dụng cung nỏ. Việt sử lược ghi lại: Lúc bấy giờ An Dương vương có người thần tên là Cao Lỗ làm được nỏ liễu, mỗi lần giương nỏ bắn được mười phát tên, dạy được một vạn quân lính”. Sử sách và những chứng tích tìm thấy ở cổ Loa (đào được kho mũi tên đồng) đã chứng tỏ thành tựu văn minh của người Việt cổ đã được phát huy làm nên chiến thắng hào hùng của nhà nước Âu Lạc.
Chiến thắng giặc ngoại xâm là chiến công quan trọng, mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống giặc của dân tộc thời kì hình thành, xây dựng nhà nước, tiếp nối kì tích của Thánh Gióng xưa kia. Chiến công đó đã thể hiện vai trò to lớn của người đứng đầu nhà nước An Dương vương, đã biết tận dựng, phát huy sức mạnh của tập thể, sức mạnh thần kì đề cùng đánh giặc. Trong cuộc chiến tranh đó, vai trò của thần Kim Quy, Cao Lỗ hết sức nổi bật. Họ đại diện cho hai nguồn sức mạnh đó.
Thứ nhất, thần Kim Quy hiện thân cho sức mạnh thần kì cúa dân tộc. Thần xuất hiện ba lần: giúp vua xây thành, cho móng rùa làm nỏ thần và hiện lên ở cuối truyện chỉ rõ “giặc bên trong” gây ra việc mất nước giúp An Dương vương đi xuống biển. Hình tượng Rùa vàng có cội rễ sâu xa trong thần thoại, trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều tộc người ở Việt Nam. Theo sự phân tích của tác giả Lê Trường Phát: thần Rùa là hình dung của con người về biển cả (hơi thở của nó tạo ra thủy triều lên xuống, lúc nó quẫy mạnh là biển động, sóng to...); Rùa xuất hiện trong hai câu chuyện thần thoại tiêu biểu của người Tày - Thái cổ (những tộc người chủ yếu của nhà nước Văn lang - Âu Lạc thời An Dương Vương):
Rùa giúp người lấy được lòng tin của trởi, được trời ban cho làm chủ muôn loài Rùa giúp người xây dựng nhà
Hai huyền thoại trên dựa trên hai đặc tính quan trọng của loài rùa, gắn với ý nghĩa biểu tượng của nó: Thông thái và có tài kiến trúc. Từ đó, thoát thai hình tượng thần Kim Quy, xuất hiện trợ giúp cho nhà vua. Thần Kim Quy xuất hiện trong truyền thuyết không chỉ là lực lượng thần kì, đại diện cho sức mạnh kì ảo của dân tộc mà thần còn là hiện thân của tinh thần bất tử của cộng đồng, đại diện cho sức mạnh của nhân dân, sự sáng suốt và công bằng của nhân dân; đánh giá và phán xét về các nhân vật lịch sử.
Thứ hai, Cao Lỗ là một tướng lĩnh tài giỏi của An Dương Vương. Không chỉ giúp nhà vua chế nỏ thần, chiến đấu bảo vệ đất nước mà ông còn dũng câm can ngàn nhà vua không phạm phải những sai lầm. Nếu như thần Kim Quy tiêu biểu cho trí tuệ, sức mạnh của truyền thống thì Cao Lỗ đại diện cho tinh thần lao động, sáng tạo của thời đại An Dương Vương. Cao Lỗ là hình ảnh của nhân dân, là tướng sinh ra từ trong lòng nhân dân. Ông quê ở làng Hương Canh, là người có tài đấu vật. Dân làng có lưu truyền những câu chuyện cảm động về ông và có những phong tục tín ngưỡng bày tỏ tình cảm với người anh hùng của quê hương mình. Dân làng kể về việc ông được phong tước Hầu nhờ chiến thắng hết các võ tướng của An Dương Vương. Người làng gọi ông là Nồi Hầu vì làng ông có nghề làm nồi đất. Đến khi can ngăn nhà vua đừng tin lời
Trọng Thủy thì ông bị đuổi vẻ qué. Cao Lỗ vẫn canh cánh bên lòng trách nhiệm với đất nước, ông tập hợp dân làng, dạy họ võ nghệ, phòng khi có biến thì ra giúp nước. Sau này, An Dương vương bị Triệu Đà truy đuổi, Cao Lỗ đưa quân đến cứu nhưng sức cùng lực kiệt, ông và toàn bộ nghĩa quân bị giặc chém đầu. Dân làng thương xót đem xác của họ về chôn cất và từ đó trong làng có phong tục làm nồi mà không làm vung vì muốn nhắc đến sự kiện đấu tranh anh dũng của Cao Lỗ và nghĩa quân.

2. Sự suy tàn của nhà nước Âu Lạc
Ở chặng hai của truyền thuyết, An Dương Vương làm mất nước vào tay Triệu Đà, chấm dứt thời kì xây dựng nhà nước sơ khai, khiến đất nước rơi vào khoảng hơn nghìn năm Bắc thuộc (từ 179 trước Công nguyên đến 938).
Truyền thuyết lí giải sự thất bại của nhà nước Âu Lạc do sự chủ quan khinh địch của An Dương Vương. Ông mất cảnh giác trước kẻ thù, không còn tin tưởng vào tướng linh của mình. An Dương Vương là vua, đứng đầu đất nước nên trách nhiệm đó thuộc về ông. Nhưng do chức năng của truyền thuyết là nhằm giáo dục ý thức về lịch sử; truyền thuyết lại có khuynh hướng ca ngợi cho nên An Dương Vương với rất nhiều chiến công ở thời kì dựng nước đã được xóa tội mất nước ở thời kì sau.
Điều này thể hiện tình cảm của nhân dân lao động với người anh hùng, là cách thức ghi chép và phản ánh lịch sử theo nguyên tắc của nhân dân. Nhân dân muốn sửa chữa lại lịch sử, đính chính lịch sử theo quan điểm của mình, mong muốn xây dựng hình tượng anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc để biến họ thành những tấm gương tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau. Cho nên, An Dương vương với 3 chiến công vĩ đại ở thời kì đầu đã được xóa cho tội lỗi làm mất nước. Kết thúc truyện, óng cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi, trở về cõi bất tử.
Nhưng cũng vì chức năng giáo dục ý thức về lịch sử của thể loại mà truyền thuyết phải sáng tạo nên hình tượng Mị Châu, để nàng thay cha gánh tội làm mất nước.
Theo sự phân tích của GS, Trần Quốc Vượng thì MỊ Châu không phải là nhân vật có thật, nàng mang tính chất đại diện, là sự hư cấu của nhân dân lao động. Bởi vì, ngay cả cái tên của nàng cũng không phải là tên riêng, nó có nghĩa là người con gái đẹp của nhà vua (con gái vua gọi là Mị nương; từ Châu chỉ người con gái đẹp, cũng gắn với sự hóa thân của nàng thành châu ngọc).
Mị Châu là người con gái đẹp của nhà vua. Nàng vì nhẹ dạ cả tin mà nghe theo lời của Trọng Thủy. Nàng vừa đáng trách lại vừa đáng thương. Mị Châu đáng trách và nàng đã không ý thức được quyền lợi của quốc gia dân tộc với hạnh phúc cá nhân mình. Mị Châu chỉ biết đến chồng nàng là Trọng Thủy mà không nhận thức được đó là kẻ thù, là tên gián điệp, cho nên nàng đã tiết lộ bí mật về nỏ thần. Nguyên tắc của sự phản ánh trong truyền thuyết là nhân vật phải trung thành với lợi ích quốc gia, phái đật quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên hạnh phúc cá nhân mình. Đó cũng là nguyên tắc ứng xử của tất cả những nhân vật anh hùng trong lịch sử: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung... Mị Châu đã đi ngược lại nguyên tắc đó nên nàng bị nhân dân, bị lịch sử phê phán. Tô Hữu đã thấu hiểu và thông cảm cho bi kịch của nàng qua những dòng thơ:
Tôi kể ra đây chuyện Mị Châu 
Trái tim lầm chỗ để trên đầu 
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc 
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Chính kết cục đau khổ của nàng đã đưa đến một bài học lịch sử: bất cứ ai, dù là vương tôn quý tộc hay người dân lao động bình thường cũng phải có ý thức, trách nhiệm với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc, phải biết coi diều đó quan trọng hơn là hạnh phúc cá nhân mình.
Trong chặng hai của truyền thuyết có hai chi tiết đáng chú ý, gắn liền với bi kịch của MỊ Châu: chiếc áo lông ngỗng và ngọc trai - giếng nước.
-              Chiếc áo lông ngỗng
Theo sự phân tích từ góc độ dân tộc học của GS. Trần Quốc Vượng, chiếc áo lông ngỗng của MỊ Châu là hình ảnh bắt nguồn từ những chứng cứ lịch sử có thật. Do người Việt cổ có phong tục làm áo lông chim, lông ngan, lông ngỗng... để mặc chống rét vào mùa đông. Chúng tôi chú ý đến phương diện nghệ thuật của chi tiết này. Áo lông ngỗng Mị Châu mặc theo và bứt lông rắc xuống đường làm dấu cho Trọng Thủy là dạng môtíp “đánh dấu" quen thuộc xuất hiện trong truyện dân gian (nhân vật rắc hạt vừng, rắc tro bếp, theo dấu nước tiểu con chó...), giúp cho các nhân vật gặp được nhau và nhận ra nhau. Thứ hai, chi tiết này cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của MỊ Châu và Trọng Thủy và chính sự ngây thơ, nhẹ dạ đó càng khiến nàng đáng thương hơn, tăng thêm tính chất bi kịch của cuộc đời nàng.
-              Ngọc trai - giếng nước
Hình ảnh cặp đôi này xuất hiện ở cuối truyện, là sự hóa thân của Mị Châu -Trọng Thủy.
Mị Châu trước khi bị cha chém đã khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối thù”. Quả nhiên, sau khi nàng chết, máy chảy xuống biển, những con trai, sò ăn được đều biến thành hạt châu.
Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy tiếc thương vô cùng, khi đi tắm tưởng như thây bỏng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò ngọc ở biển Đông lấy nước giếng này mà rứa thì thấy trong sáng.
Hình tượng ngọc trai - giống nước có ý nghĩa giải oan, chiêu tuyết cho linh hồn Mị Châu. Nhân dân lao động thấy ràng Mị Châu cũng rất đáng thương vì nàng chí là người con gái tội nghiệp, nghe theo tiếng gọi của trái tim, hành động một cách cảm tính. Nhân dân hiếu được điều đó nên đã giải oan cho nàng, chiêu tuyết cho linh hồn nàng. Lời ước nguyện của nàng lúc chết đã chứng tỏ nàng một lòng ngây thơ, cả tin nên mắc lừa người khác. Lời khấn đó ứng nguyên đã chứng tỏ được tấm lòng thành của nàng.
Chi tiết này cũng có nhiều người hiếu là sự ca ngợi mối tình thúy chung, trong sáng Đi xa hơn, có người bàn đến việc Mị Châu một lòng chung tình, Trọng Thủy cũng yêu vợ nhưng vì nghĩa vụ quốc gia nên phải lừa dối Mị Châu. Chúng tời cho rằng, điều đó là không đúng vì nó xa lạ với bản chất của thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết không đề cập đến vấn đề của tình yêu, hôn nhàn (nếu có nci đến cũng là tạo nền cho nhân vật hướng tới mục đích quốc gia, dân tộc: ví dụ mối tình Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu; Đoàn lang và vợ - Tướng quân họ Đoàn...). Chủ đề của truyền thuyết luôn là những bài học lịch sử, nhằm giáo dục ý thức về lịch sử cho mỗi thành viên cộng đồng. Cho nên. Chi tiết ngọc trai giếng nước trước sau vẫn được hiểu là lời giải oan cho Mị Châu, thể hiện tư duy công bằng của nhân dân đối với những vấn đề lịch sử.

3. Truyền thuyết An dương Vương trong đời sống văn hóa, tin ngưỡng của nhân dân vùng cổ Loa
Cổ Loa là một di tích lịch sử văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Khu di tích cổ Loa chi cách trung tâm Hà Nội 17 km về phía Bắc với diện tích bảo tồn gần 500 ha, được coi 12 một địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.
Cổ Loa có đầy đủ các loại hình di tích: Đình Đền Chùa, am miếu trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.
Bên cạnh đó trong lòng đất cổ Loa có rất nhiều vết tích của người Việt cổ tư buổi bình minh lịch sử, những nhà khảo cổ đã hướng dẫn khai quật ở Đồng Vông và mãi Mèn đó như một kho cất giấu mũi tên đồng ở cầu Vực đường Mây. Một sự phát hiện ngẫu nhiên (năm 1982) đã đào được trống đồng cổ Loa ở khu vực Mã Tre cổ Loa, trong lòng trông có rất nhiều đồ tạo tác của người tiền sử: rìu đồng, lưỡi cày, và hàng nghìn mũi tên đồng, tiền đồng, hơn thế nó còn chứng minh được rằng loài người đã tập trung ở nơi đây trước thời vua Thục An Dương Vương xây dựng Thủ đô. Sau đó, nó không chi trở thành trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế và văn hóa của nước Âu
Những chứng cớ ở đất cổ Loa cho thấy mối liên hệ giữa truyền thuyết với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân. Trước đày, trong vùng có lưu truyền dị bản truyền thuyết, kể về việc âm hồn Mị Châu dìm chết Trọng Thủy. Dân làng bên cạnh vớt xác Trọng Thủy về thờ và từ đó hai làng không đi lại với nhau, đặc biệt không cho trai gái kết hôn với nhau. Bây giờ phong tục đó đã bỏ. Bản kể này cho thấy tư duy rạch ròi của nhân dân lao động: phân biệt một cách rõ ràng kẻ thù.
Dân làng còn kể, xác Mị Châu cụt đầu hóa thành đá, dân làng đem về thờ. Hằng năm, dân làng tổ chức lễ hội, mỗi khi nghe tiếng trống trận của vua cha, tượng đá lại rùng mình, đổ mồ hôi.
Nhân dân quanh vùng có tục hèm, không giết thịt ngan ngỗng vào những dịp lễ hội, không gọi tên rùa mà gọi là ông, ngài...

(Nguyễn Việt Hùng)

Xem thêm >>> Bàn luận về câu nói của học giả Trung Quốc Vương Dương Minh hay nhất

Đừng quên like và share nếu thấy bài viết hữu ích nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe