Bình bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
Bình bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
Nhan đề trong bài thơ chữ Hán là "Vọng nguyệt", nghĩa là "Ngắm trăng”. Nó là thơ số 21 trong "Nhật kí trong tù", chắc chắn Hồ Chí Minh viết bài thơ này vào một dịp thu năm 1942. Bài 23,24, nhan đề là "Trung thu - I, II." Trước chùm thơ "Trung thu" là bài thơ "Ngắm trăng". Hồ Chí Minh đã viết "Ngắm trăng" vào mùa thu năm 1942, đó là bài số 21 trong "Ngục trung nhật kí".
1. Là nhà thơ sao lại không yêu trăng? Trong tù phải chia nước, "Bốn tháng cơm không no", phải đắp chăn giấy, cay đắng và thiếu thốn trăm điều, vô cùng khổ cực. Câu đầu như một lời tự an ủi mình: "Trong tù không rượu cũng không hoa". Vốn yêu trăng nên trước cảnh đẹp đêm thu, Người thấy lòng mình bối rối "biết làm thế nào?" Câu thứ hai trong bài thơ chữ Hán là một câu hỏi tu từ: " Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch làm cho ý thơ bị lộ, không còn "ý tại ngôn ngoại, chất thơ bị giảm đi.
"Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ"
2. Hai câu 3,4 vầng trăng mới xuất hiện. Cảnh ngắm trăng hiếm có:
“ Người ngắm trâng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Trong bài thơ chữ Hán, hai câu ba, bốn, câu nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: "nhân - nguyệt", "nguyệt - thi gia" và điệp ngữ (xem, nhìn. nhòm...). Từ trong ngục tối, nhà thơ ngắm trăng qua song sắt nhà tù, đó là một tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, cuộc "vượt ngục tinh thần". Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt... cho thấy trăng với nhà thơ là bạn tri âm. Người với trăng, trăng với nhà thơ lẳng lặng nhìn nhau, cảm thông, chan hòa “đối diện đàm tâm". Lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên được thể hiện qua hai câu thơ đối nhau, ngôn ngữ thơ cân xúng, hài hòa đẹp.
Hơn nữa, nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: "Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao". Nhà văn Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng " Nhật kí trong tù" có bảy bài thơ nói đến trăng. Một thế giới trăng hữu tình và chứa chan thi vị:
- "Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu" (Trung thu)
- "Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh
aNhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang".
Trăng với người, hai tâm hồn đẹp và thanh cao. Có thể nói đây là hai câu thơ trăng tuyệt bút của nhà thơ Hồ Chí Minh. Màu sắc cổ điển kết hợp với tính chất hiện đại. Bài thơ không hề nói đến thép, lên giọng thép mà vẫn sáng ngời chất thép: có tình yêu trăng, còn có tâm hồn thanh cao, phong thái ung dung và tinh thần làm chủ hoàn cảnh - của nhà thơ Hồ Chí Minh trong xích xiềng, trong đọa đày tăm tối. Hình tượng thơ vận động, từ bóng tối (trong tù) tới ánh sáng (vầng trăng), đó là lòng yêu đời dào dạt. "Ngắm trăng" thể hiện một hồn thơ tuyệt đẹp, nó là bài thơ trăng độc đáo tuyệt bút.