Bài 2 (trang 214 SGK Sinh học 12)
Đề bài
Bài 2 (trang 214 SGK Sinh học 12): Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47
Bảng 47. Những nội dung cơ bản về quần thể, quần xã và hệ sinh thái
- Quần thể đạt được mức độ cân bằng về số lượng cá thể khi các yếu tố sức sinh sản, mức độ tử vong, phát tán có quan hệ với nhau như thế nào?
- Vì sao quần thể không tăng trưởng theo đường cong lý thuyết?
- Hệ sinh thái bao gồm các thành phần cấu trúc nào?
- Trên Trái Đất có các kiểu hệ sinh thái nào là chủ yếu?
- Em hiểu như thế nào là sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
- Quần thể đạt được mức độ cân bằng về số lượng cá thể khi các yếu tố sức sinh sản, mức độ tử vong, phát tán có quan hệ với nhau như thế nào?
- Vì sao quần thể không tăng trưởng theo đường cong lý thuyết?
- Hệ sinh thái bao gồm các thành phần cấu trúc nào?
- Trên Trái Đất có các kiểu hệ sinh thái nào là chủ yếu?
- Em hiểu như thế nào là sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
Hướng dẫn giải
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. | Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. | Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. |
Đặc điểm | - Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán. - Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...). | - Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian. - Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…) | - Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. - Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo. - Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác. |
- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.
- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).
- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.
- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)
- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.
- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.
- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.
- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).
- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.
- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)
- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.
- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.