Bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 4
Đề bài
1. Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
9 : 7; 8 : 5; 19 : 11; 3 : 3; 2 : 15
2. Có hai phân số \(\frac{7}{6}\) và \(\frac{7}{12}\), phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 1? Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 2?
3. Trong các phân số : \(\frac{3}{4}\); \(\frac{9}{14}\); \(\frac{7}{5}\); \(\frac{6}{10}\); \(\frac{19}{17}\); \(\frac{24}{24}\)
a) Phân số nào bé hơn 1?
b) Phân số nào bằng 1?
c) Phân số nào lớn hơn 1?
Hướng dẫn giải
Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết là một phân số, chẳng hạn 5 : 4 = \(\frac{5}{4}\)
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.
Phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.
Phân số có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1.
Lời giải chi tiết
1. 9 : 7 = \(\frac{9}{7}\) 8 : 5 = \(\frac{8}{5}\)
19 : 11 = \(\frac{19}{11}\) 3 : 3 = \(\frac{3}{3}\) 2 : 15 = \(\frac{2}{15}\)
2. Phân số \(\frac{7}{6}\) chỉ phần đã tô màu ở hình 1.
Phân số \(\frac{7}{12}\) chỉ phần đã tô màu ở phần 2.
3. a) \(\frac{3}{4}< 1\) ; \(\frac{9}{14}< 1\); \(\frac{6}{10}< 1\)
b) \(\frac{24}{24}= 1\)
c) \(\frac{7}{5}> 1\) ; \(\frac{19}{17}> 1\)