Anh (chị) hãy phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích “Hồi trống cổ thành”
Những yếu tố ngẫu nhiên
Tam quốc là tiểu thuyết nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc thời trung đại. Tác phẩm được viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi. Đây là tiểu loại tiểu thuyết viết về các nhân vật anh hùng. Những nhân vật này được khắc họa theo kiểu nhân vật tính cách. Có nghĩa mỗi nhân vật sở hữu một nét tính cách nào đó mà không thể lẫn với các nhân vật khác. Trương Phi được khắc họa là con người ngay thẳng, nóng nảy đến mức mà “nóng như Trương Phi” trở thành thành ngữ chỉ những ai sở hữu nét tính cách này. Tuy nóng nảy nhưng cái nóng ở Trương Phi không phải là nóng nảy của một kẻ "hữu dũng vô mưu” mà là cái nóng của người không khoan nhượng với cái xấu xa, cái giả dối.
Văn bản bắt đầu bằng việc tình cờ Quan Công biết tin về Truông Phi. Trước đó, ba anh em Lưu BỊ, Quan Công, Trương Phi bị quân Tào Tháo đánh i người chạy mỗi nơi, không hề biết tin tức sống chết của nhau ra sao. Nay nghe tin Trương Phi còn sống và đang trân giữ tòa cổ thành Quan Công vui mừng khôn xiết.
Đây là sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên. Người Quan Công đi tìm chính là Huyền Đức, lúc này đang ở Nhữ Nam. Trương Phi và cổ thành chi là sự kiện xuất hiện trên đường đi của Quan Công chứ không phải là đích đến. Vì vậy, cuộc hội ngộ tình cờ ấy càng làm tăng thêm niềm hạnh phúc bất ngờ.
Trong khi đó, bản thân Trương Phi cũng tình cờ đến cổ thành. Người kể cho ta biết lí do Trương Phi tìm đến đó: “Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Die, chợt đi qua Cổ thành". Như thế, cà Trương Phi và Quan Còng đều có cùng mục đích là đi tìm Huyền Đức. Trương Phi cũng "chợt đi qua cổ thành”. Cổ thành là một địa điểm ngẫu nhiên nhưng lú là tất yếu của điểm gặp gỡ khi những tâm hồn huynh đệ đang hướng về nhau
Xung đột của văn bàn như là một thủ pháp tạo hình
Văn bản được dựng như một màn kịch nhỏ với mâu thuẫn gay gắt thông qua hai kiểu hành động: ngôn ngữ và động tác của các nhân vật. Nhờ những xung đột này mà diện mạo, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.
Những khoảng lặng im
Vân bản gồm có hai động tác: Trương Phi đâm, Quan Công né tránh. Kèm theo các hành động đó là các sắc thái tâm lí và sắc mặt:
- “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
- “Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu”.
Kịch tính của các hành động được tôn thêm bớt các chi tiết li kì đột biến. Đây cũng chính là bằng chứng nữa minh chứng cho tài năng kể chuyện của La Quán Trung. Cách kể của văn bản dồn nén đầy kịch tính. Nhà văn kết hợp thật tài tình những khoảng lặng im của nhân vật để tạo sự bùng nổ khi mân vật mở miệng.
Trong văn bản, người kể chuyện hai lần sử dụng kĩ thuật này. lần thứ nhất bắt đầu từ Trương Phi. Khi nghe Tôn Càn trình bày việc Quan Công nghe tin “Huyền Đức bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam”, Quan Công đưa hai chị tìm sang Huyền Đức: “Phỉ nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc". Sự im lặng ấy của Trương Phi hoàn toàn tương phản với tâm trạng của Quan Công được - người kề miêu tả trước đó. Khi biết được tin Trương Phi, Quan Công “mừng rỡ vô cùng: - Em ta từ khi thất tán ở Từ Châu, bấy nay vẫn không biết ở đâu ai ngờ lại hóa ra ở đây!”. Sự im lặng đó còn khiến ngay cả người đưa tin Tôn Càn cũng ngạc nhiên: “Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra hành”.
Sự tương phản giữa thái độ của Trương Phi với Quan Công và với cả Tôn Càn là điều kiện tạo độ căng cho những diễn biến đầy kịch tính tiếp theo. Ngay khi gặp Quan Công, tư thái độ im lặng, Trương Phi chuyển sang thét lên "như sâm". Sự im Lặng từ dầu của Trương Phi như thể đã hàm chứa, nén lại cơn giận lôi đình. Điều dỏ cho thấy Trương Phi căm hận Quan Công biết chừng nào. Rõ ràng, mối căm hận đó đã được tích tụ từ lâu và Trương Phi đã "lên kế hoạch" đối phó khi gặp lại Quan Còng, nên hành động của Trương Phi thật nhất quán với diễn biến tâm lí đó: "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
Do ảnh hưởng của nghệ thuật kể chuyện dân gian và đặc trưng của tiểu thuyết chương hồi là người kế hiếm khi miêu tả, phân tích sâu tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật của Tam quốc chủ yếu hiện ra qua hành động và đối thoại hoặc qua lời bình luận giữa các nhân vật về nhau. Vì thế, trong văn bản, người đọc Sẽ không trực tiếp thấy được quá trình diễn biến tâm lí mà chỉ thấy được qua sự im lặng rồi sau đó bùng nổ thành tiếng thét. Kèm theo tiếng thét đó là các động tác: "mắt trợn tròn xoe”, “râu hùm vểnh ngược", “múa xà mâu". Chính những động tác này góp phần khắc họa rõ nét hơn ngoại diện và tính cách của Trương Phi.
Lần im lặng thử hai của nhân vật trong văn bản được trao cho Quan Công. Khi bị Trương Phi đưa bằng chứng buộc tội đến bắt mình là “đem theo quân mã”, Quan Công nhận lời giao hẹn với Trương Phi là sẽ chém chết tướng Tào sau “ba hồi trống”. Như thế, Quan Công bị đặt vào tình thế gay cấn: thời gian vô cùng hạn hẹp. Người đọc rất hồi hộp khi theo dõi sự việc này. Do vậy, khi Sái Dương kéo quân đến, quát lớn: “Mày giết cháu tao là Tần Kì, lại trốn đến đây. Tao phụng mệnh Thừa tướng đến bắt mày" thì Quan Công không hề tranh luận về lí do giết Tần Kì và về việc Tào Tháo có thực sai Sái Dương đến bắt mình hay không. Điều đó cho thấy Quan Công ý thức được sự cấp bách của thời gian. Mặt khác nó cũng cho thấy nỗi oan ức mà Quan Công phải gánh chịu trong suốt thời gian ông phải tạm sống bên phe Tào Tháo mà chưa thể giải thích cho Trương Phi.
Sau khi Lưu BỊ thất trận bỏ chạy, Quan Công vì phải bảo vệ gia đình Lưu Bị liên bị vây hãm trên núi. Lúc này, tính mạng Quan Công và các chị dâu (vợ Lưu Bị) như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng Quan Công vẫn một lòng quyết tử chiên chứ không chịu đầu hàng. Mến mộ tài năng và nghĩa khí của Quan Công, Tào Tháo quyết tâm thu phục ông về làm thuộc hạ dưới trướng, lí do để Thao khuất phục Quan Công là nếu cứ tiếp tục tử chiến thì gia quyến của Lưu Bị sẽ bị giết. Ông sẽ mang tiếng là người không làm tròn trọng trách được chủ (tức Lưu Bị) giao phó. Vì lẽ đó Quan Công mới tạm qui hàng nhưng với hai điều kiện: Hàng Hán chứ không hàng Tào và hễ khi nào biết được tin Lưu Bị ở đâu thì dù có xa xôi ngàn dặm cũng quyết đi tìm. Tào Tháo hi vọng Lưu BỊ đã chết và hi vọng dùng chức tước, tiền bạc và gái đẹp dụ dỗ thì Quan Công sê xiêu lòng nên chấp nhận hai điều kiện của ông. Với giao ước đó, Quan Công chứng tỏ một lòng một dạ với Lưu Bị - người chủ đồng thời là người anh trong tình cảm thiêng liêng đào viên kết nghĩa. Nhưng nếu ai đó không hiểu động cơ hàng Tào của Quan Công thì sẽ cho rằng Quan Công bội ước, quên nghĩa anh em, hám danh lợi, mưu cầu vinh hoa phú quý cho bản thân. Tình thê của Quan Công lúc ấy rất bất lợi. Phía nào cũng có thể kết tội và có lí do để tiêu diệt Quan Công. Không riêng gì Trương Phi kết tội "phụ nghĩa” cho Quan Công và sẵn sàng thí mạng mà đến các tướng lĩnh của Tào Tháo, họ đều cho Quan Công phản bội nên tìm mọi cách để giết ông.
Ngay đến cả Tào Tháo cũng vậy, không giữ được Quan Công, Tháo cũng ngầm để mặc các thuộc tướng của mình ở các quan ải tùy ý định liệu số phận Quan Công. Trong suy tính của kẻ gian hùng, một khi không thể giữ được Quan Công, nếu các ải có giết được Quan Công thì xem như lỗi ờ các tướng ấy chứ không phải là sự vi phạm giao ước của Tào Tháo với Quan Công. Do vậy, cứ sau khi Quan Công chém tướng Tào, vượt qua được cửa ải nào là có người của Tào Tháo đến truyền đạt lời đưa tiễn của Tào Tháo. Cho đến khi, Quan Công thoát khỏi đất Tào thì Tào Tháo mới xuất hiện tặng áo bào và tỏ ý tiếc nuối khi phải chia xa.
Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận được tình cảm của Tào Tháo dành cho Quan Công và ngược lại. Đây là một ưong những mối quan hệ thể hiện sâu sắc nhất tính người đặt trong mối quan hệ con người cá nhân và con người cộng đồng - lí tưởng. Do vậy, việc Quan Công không mắng lại Sái Dương không chỉ vì sự eo hẹp thời gian mà ông còn quá hiểu rằng Sái Dương chẳng "phụng mệnh" ai cả. Song nếu như hiểu điều đó mà lại nói ra thì hóa ra Quan Công lại bênh vực Tào Tháo, Trương Phi càng hiểu lầm hơn. Vậy nên, im lặng là thượng sách.
Bên cạnh đó, La Quán Trung còn chủ ý khắc họa Quan Công là dũng tướng ỉm lặng khỉ giao chiến. Một trong những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết chương hồi khi khắc họa nhân vật dũng tướng là thường chú ý đến việc xưng danh trước khi giao chiến. Việc xưng danh (có thể bằng câu nói từ tốn hoặc có thể quát lên) là một trong những nghi thức quan trọng của hai đối thủ. Nó tạo sức ép tâm lí cho đối phương và củng cố tâm lí cho bán.thân. Trương Phi thường quát lớn trước khi giao chiến. Trong khi đó, Quan Công thì thường "chẳng nói chẳng rằng”. Sự im lặng của Quan Công trong trường hợp này là sự im lặng của người tài giỏi, đầy tự tin, không cản uy hiếp tinh thần đối phương.
Trong văn bản, người kể hai lần sử dụng kĩ thuật đòn kịch tính. Lần thứ nhất vừa gặp nhau, Trương Phi đã thúc ngựa đâm Quan Công. Chính yếu tố bất ngờ của hành động đã tạo nên độ sáng và sức hấp dẫn cho lời kể. Người đọc Sẽ rơi vào cảm giác đầy ngỡ ngàng bởi hành động phũ phàng đó của Trương Phi trước tàm lòng tha thiết nhớ thương Trương Phi của Quan Công.
Kịch tính tiếp tục gia tăng thông qua đối thoại của các nhân vật. Quan Công nhắc nhở Trương Phi về tình nghĩa anh em, “kết nghĩa vườn đào”. Trương Phi không quên, mà chính vì tình nghĩa thiêng liêng đó mà Trương Phi muốn giết chết Quan Công vì cho Quan Cóng là "bội nghĩa”.
Đến đây, Quan Công bị đặt vào tình thế không thể lí giải mọi chuyện mình đã hành động. Với một người thẳng tính, cương trực như Trương Phi thì khó có thể chấp nhận khái niệm "tạm nương nhờ bên Tào Tháo”, cho dù đó chỉ là hình thức, là tinh thế bất đắc dĩ. Tào Tháo là kẻ thù của nhà Hán, cụ thể hơn là của ba anh em I.ưu Bị, Quan Công, Trương Phi, những người vừa mới bị Tào Tháo đánh cho tan tác phải phiêu bạt bốn phương, thì vì bất cứ lí do nào, nếu ở bên Tào Tháo thì đều là theo giặc, phản bội lại lời thề.
Xung đột vẫn tiếp tục gia tăng khi Trương Phi liên tiếp đến Quan Công vào thế bi. Sau khi đẩy Quan Công vào chỗ không thể tự thanh minh bằng cách đưa ra bằng chứng chứng minh sự bội nghĩa của Quan Công là "được phong hầu tử tước” và luận ra mục đích Quan Cóng tìm gặp mình một cách rất logic “đến đây để đánh lừa” bắt mình, Trương Phi dõng dạc tuyên bô cho mọi người thấy rõ sự lừa dối của Quan Công: “Trung thần thà chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”
Lời kết tội phụ nghĩa trước đó của Trương Phi chủ yếu hướng đến tình cảnh riêng tư của ba anh em, tình huynh đệ đào viên kết nghĩa. Sau đó, Trương Phi nàng cấp sự bội nghĩa đó lên tình vua tôi: trung thần không thờ hai chủ. Như thế, Quan Công một lúc phạm hai tội lớn. Với hai tội đó, Trương Phi có đủ lí do để quyết sống mái với Quan Công.
Lôi buộc tội của Trương Phi quả thật là thấu tình đạt lí. Trong khi đó, hành động tạm hàng Tào của Quan Công cũng thấu tình đạt lí. Sự mâu thuẫn giữa họ, kì lạ thay là sự mâu thuẫn của hai cái cùng có lí. La Quán Trung quả thật là thiên tài khi xây dựng mâu thuẫn theo kiểu này. Đọc đến đây, người dọc vừa thông cảm cho Quan Công, vừa trách Trương Phi (nhưng cũng thông cảm với Trương Phi) vì sự nóng nảy, bộc trực.
Ngoài ra, sự thành công của La Quán Trung còn được thể hiện ở việc khắc họa tính cách nhân vật. Quan Công hiện lên rất rõ nét với tư cách người anh, người bị hiểu lầm trước người em nóng nảy, ngổ ngáo. Bản chất hành động, như đã phân tích, của hai anh em thì đều có li nhưng bản tính của hai người
lại hoàn toàn trái ngược nhau. Quan Còng thì nhẫn nhục, chịu đựng, lời thốt ra chủ yếu là kêu oan, còn Trương Phi thì thẳng thắn, quyết liệt, lời nó) ra là buộc tội, tố cáo...
Hành động của Truong Phi cho thấy đấy chỉ là sự thấu hiểu một :hiểu chân lí. Hành động của Quan Công cho thấy sự thấu hiểu nhiều chiều về cách hành xử ở đời. Đặc biệt, Quan Công rất hiểu Trương Phi, trong khi đó, Trương Phi không hiểu lầm anh mình. Vì thế mới xảy ra chuyện, Quan Công độ đứng trước sự nóng nảy của Trương Phi còn Trương Phi thì quyết liệt không chịu chấp nhận sự "khó giãi bày” của anh mình.
Tuy thế, Truong Phi vẫn là một nét tính cách đẹp, trong trẻo, dễ xúc động trước những gì ngang trái và sẵn sàng đẹp bằng điều xấu đó. Quan Công thâm trầm, sông ở chiều sâu của nội tâm và hành động, biết cẩn thận suy xét mọi chuyện đến nơi đến chốn. Vì lẽ đó, Quan Công xứng đáng là anh của Truong Phi.
Lời buộc tội và ba hồi trống
Trong văn bản, ba lần Trương Phi buộc tội Quan Công:
- Lần thứ nhất: bội nghĩa (phản bội lời thề vườn đào).
- Lần thứ hai: bất trung (đi thờ Tào Tháo).
- Lần thứ ba: bất nhân (mang quân đến bắt Trương Phi).
Lời buộc tội thứ ba là đỉnh điểm của xung đột. Nó tạo nên sự bất ngờ tuyệt đối, càng đẩy Quan Công vào thế bị động. Người kể rất tài nghệ khi đưa ra cái “chi tiết" đột biến chết người này. Ngay lúc Quan Công ngỡ thuyết phục được Truong Phi tin mình đến để đoàn tụ anh em với lập luận có tính “phản vông” lại lời buộc tội của Trương Phi về việc “phải mang theo quân mã” thì đột nhiên “quân mã xuất hiện”. Sự ngẫu nhiên ấy đã trói buộc chặt hon Quan Công vào tội lừa dối. Nó như cú đòn nốc ao mà Quan Công phải hứng chịu. Trương Phi lại tiếp tục “thế công” của mình: “Không phải quân mà là gì kia?"
Ngẫu nhiên, cái toán quân Tào Tháo tình cờ đi qua đó như đổ thêm dầu vào lửa, dồn Quan Công vào chỗ chết. Nhưng với sự bình tĩnh của mình, sự bình tĩnh được tạo dựng trên lòng trung thực, Quan Công lấy ngay sự nguy hiểm kia làm lối thoát cho sự nan giải của mình. Việc biến nguy thành an, lấy cái ngẫu nhiên thành tất nhiên... là lối kể đầy đột biến và hấp dẫn vô cùng của La Quán Trung, vấn đề sẽ được Quan Công giải quyết theo hướng: chém đầu tướng Tào. Trương Phi đồng ý với giải pháp đó.
Điều này chứng tỏ, Trương Phi không hoàn toàn tin tuyệt đối rằng Quan Công đã hàng Tào, phản bội lại lời thề. Vì thế, hồi trống cổ thành mang trong dư ba của nó nhiều cung bậc cảm xúc. vấn đề đặt ra ở chỗ, sau ba lần buộc tội Quan Công, Trương Phi đề nghị ba hồi trống để chém xong đầu giặc Tại sao
Trương Phi không đề nghị một hồi trống? Phải chăng một hói thì sự thử thách quá nghiệt ngã và Trương Phi không tin rằng sau một hồi trống Quan Công có thể thực hiện xong. Điều này có lẽ dũng. Và cũng đúng là khi ba hồi trống ấy vang lên đồng nghĩa với việc giải oan ba lần Trương Phi buộc tội. Và cũng dùng nữa là ba hồi trống ấy để tông tiễn tên tướng Tào man trá kia về cõi chết...
Với Quan Công, ba hồi trống ấy là sự giục giã, cổ vũ. Hồi trống của sự tử sinh. Ba hồi trống của sự xác minh lòng ngay thẳng. Trong tiếng trống, Quan Công vung đao, đầu Sái Dương rụng xuống.
Với Trương Phi, ba hồi trống ấy là hạn định thử thách nhưng đồng thời cũng chưa cả niềm hi vọng. Tận thảm sâu lòng mình, Trương Phi hẳn đã hiểu Quan Công không phải không có li. Ba hồi trống, đúng hơn là chưa dứt một hồi vang lên, Quan Công dã chứng minh được sự trong sạch. Tiếng trống thử thách bỏng trở thành tiếng trống reo vui, đoàn tụ. Quan Công được giải oan, Trương Phi cởi bỏ được nỗi ngờ vực. Hành trình tìm kiếm chân lí qua thử thách đã chấm dứt, mọi người đoàn tụ trong niềm vui sướng.
Nước mắt Trương Phi
Ngay lúc Trương Phi đưa ra và được chấp nhận giao hẹn: "Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy” thì độ căng của xung đột đã có dấu hiệu chùng xuống. Nếu trước đó, Trương Phi cứ một mực khăng khăng phú nhận mọi lời thanh minh của Quan Công và lời khuyên nhủ của mọi người và cứ lăm lăm chực đâm chết Quan Công thì nay Trương Phi chuyển sang trạng thái “chờ đợi” xem Quan Công có thật là không phải như mình nghĩ không. Quả bóng đang căng tròn chứa đầy căm hận của Trương Phi không phải ngay lập tức xẹp xuống mà phải có một chuỗi các chi tiết tác động thì nó mới trở lại trạng thái bình thường.
Trước hết là cầu Sái Dương mắng Quan Công: “Ta phụng mệnh thừa tướng đến bắt mày”. Có nghĩa Thừa tướng (tức Tào Tháo) và Quan Công là kẻ thù của nhau, Quan Công không phải là cùng phe với Tào Tháo được. Tuy vậy, rất có thể noi Quan Công đánh nhau với Sái Dương lại ở xa với Trương Phi nên Trương Phi không thể nghe được câu nói này.
Tiếp đó là chi tiết tên lính kế cho Trương Phi nghe chuyện Sái Dương cảm nhận Quan Công giết cháu của mình ra sao và việc Tào Tháo sai Sái Dương sang Nhữ Nam đánh Lưu Tích, tình cờ đến cổ thành gặp Quan Công.
Sau đó, Trương Phi mới "hỏi kĩ việc ở Hứa Đô” rồi “Phi mới tin anh là thực”. Dày là bước chuyển biến quan trọng trong việc nhận thức lại Quan Công và nhận thức lại cả bán thân mình. Tuy nhiên, ở chặng này, Trương Phi mới tin lời anh chứ chưa hiểu hết những gian truân khốn khổ mà anh mình đã trải qua.
Chỉ đến khi trực tiếp nghe hai chị kể về Quan Công thì Trương Phi mới bật khóc, “thụp lạy Vân Trường". Hành động khóc và lạy này dường như diễn ra cùng một lúc. Trương Phi khóc là vừa thương anh và bộc lộ nỗi ân hận vì đối xử lỗ mãn, bất công với anh. Trương Phỉ lạy là cầu mong sự tha thứ cho dù đã biết rõ là Vân Trường không hề chấp cái tính khi nóng nảy, bộp chộp của mình.
Hai nét tính cách bổ trợ nhau
Có thể xem Quan Công và Trương Phi là dạng nhân vật cặp đôi vì cùng tương phản và cùng bổ trợ cho nhau. Quan Công điềm đạm, bình tĩnh, biết soi xét rõ ngọn nguồn. Trương Phi thì nóng nảy không chịu suy xét cẩn thận trước khí hành động. Hai tính cách rõ ràng đã có sự trái ngược. Hơn nữa, người kể lại để họ trực tiếp xung đột với nhau (đúng hơn là chỉ có Trương Phi gây sự, Quan Công nín nhịn) nên tính cách cả hai đều bộc lộ rõ nét.
Như đã phân tích, càng nóng nảy dẫn tới, Trương Phi càng cho thấy sự cương trực, không chấp nhận sự khoan dung với cái dối trá bội bạc. Trong khi đó, càng nhún nhường, Quan Công càng hiện lên là người tài đức song toàn, người luôn độ lượng trước sự “ngỗ ngược” của cậu em. Cả hai nét tính cách đều đại diện cho lối hành xử cao đẹp ở đời. Họ xứng đáng là hai anh em, đúng hơn là bằng hữu của nhau.
Cốt truyện kịch tính và kết thúc có hậu
Đây là đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện cổ tích và cơ bản, văn bản Hồi trống cổ thành được kể theo kiểu này. Để xây dựng kịch tính, nhà văn thường khắc họa hai nét tính cách nào đó mang những phẩm chất trái ngược nhau. Tuy nhiên, hai tính cách này phải được đặt vào một mối quan hệ nào đó, một tình huống có vấn đề cần để giải quyết một sự việc nhất định thì kịch tính mới được tạo ra.
Trong văn bản Hồi trống cổ thành, xung đột tạo kịch tính được đặt trên sự hiểu nhầm của Trương Phi đối với Quan Công. Bản chất của hai nhân vật này thì chẳng có gì xấu cả. Điều đó có nghĩa mâu thuẫn của hai nhân vật này là mâu thuẫn được đặt trên sự hiểu nhầm, cũng có thể nói là được đặt trên sự hoài nghi về độ trung thực của tình cảm anh em, tình cảm các bề tôi đôi với chúa của mình.
Việc giải quyết xung đột theo kiểu này không hề dẫn đến bi kịch mà thông qua việc làm sáng tỏ mối nghi ngờ, phẩm chất các nhân vật sẽ được ngời sáng hơn. Đặc biệt, thông qua sự xung đột này, tác giả để nhân vật tự bộc lộ mình. Vì thế không cần phải miêu tả dài dòng hoặc phân tích tâm lí ti mi, hình ảnh của cả hai nhân vật qua đối thoại của chính họ sẽ hiện lén rõ nét, tạo ấn tượng
Các nhân vật phụ này chi trực tiếp tham gia đối thoại mỗi người một lần trong tác phẩm. Lời thoại của họ đều hướng đến việc minh oan cho Quan Công Cả ba nhân vật, thêm cả Quan Công đều lần lượt lên tiếng, nhưng Trương Phi nhất định không nghe. Điều này chứng tỏ Trương Phi có phần cố chấp, cứ khăng khăng hành động theo suy nghĩ của riêng mình. Mặt khác, nó còn cho thấy con giận dữ của Trương Phi lớn biết chừng nào. Tuy nhiên, những lời từ người "ngoài cuộc” đó cũng ít nhiều tác động đến Trương Phi. Cùng với việc Quan Công một mực nín nhịn, Trương Phi đành phải nhượng bộ đánh trống để Quan Công chứng thực lòng ngay thẳng của mình. Như thê các nhân vật phụ không chỉ góp phần tạo độ căng kịch tính của cốt truyện mà còn là các trọng tài, những người đóng vai trò minh oan cho Quan Công.
Cả Trương Phi và Quan Công đều là nhân vật chính của văn bàn. Cả hai nhân vật xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối cốt truyện. Cả hai đều tham gia vào tiến trình thử thách và vượt qua thử thách để đoàn tụ. Mỗi người đại diện cho một nét tính cách đặc trưng của mẫu người lí tưởng thời phong kiến như đã phân tích, vừa tương phản, vừa bổ khuyết cho nhau Trương Phi trong văn bản quan hệ với Quan Công vừa với tư cách là anh em kết nghĩa vừa với tư cách là bề tôi thờ cùng một chúa. Việc Trương Phi nghi ngờ Quan Công cho thấy nét tính cách thẳng thắn quyết liệt của Trương Phi, đồng thời cũng khắc họa được nét mềm dẻo, độ lượng trong cách xử lí tình huống của Quan Công.
Văn bản tuy mục đích chính là hướng tới việc đề cao nét trung nghĩa của một kẻ bề tôi trước chúa của mình nhưng sở dĩ nó rất sống động và lôi cuốn người đọc vì tác giả đã khai thác tính lí tưởng xã hội đó trên cơ sở của những cảm xúc riêng tư rất con người của hai anh em Quan Công, Trương Phi. Cùng một lúc, qua hồi trống cổ thành, cả con người đời tư và con người công dân (cộng đồng) trong hai anh em được giải quyết ổn thỏa. Tình cảm của Quan Công và Trương Phi là tình cảm cao đẹp, tình cảm đã qua thử thách của cơn li tán và nhiều diễn biến phức tạp ở chiều sâu của quan hệ. Khi mọi vướng mắc, nghi ngờ được giải tỏa, thì họ yêu quý và tôn trọng nhau hơn xưa.
Xem thêm >>> Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích 21 - Tam Quốc diễn nghĩa)
Trên đây là bài viết tham khảo về phân tích những nét đặc sắc trong đoạn trích "Hồi trống cổ thành" của La Quán Trung mà Cunghocvui gửi đến bạn. Hãy để lại comment của bạn ở phía bên dưới nhé!