Dàn ý phân tích Hồi trống Cổ Thành của tác giả La Quán Trung chi tiết
Dàn ý phân tích Hồi trống Cổ Thành có gợi ý
Hồi trống Cổ Thành là đoạn trích thuộc hồi 28 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa mà La Quán Trung đã dựa vào sử sách để viết nên. Với Tam Quốc Diễn Nghĩa, được ra đời vào đầu nhà Minh, tác giả đã liệt kê và kể về sự bắt đầu và suy tàn của ba triều đại Ngụy, Thục, Ngô ở thời kì phong kiến. Và bằng tài năng xây dựng và khắc họa nhân vật một cách đặc sắc, La Quán Trung đã đem đến cho người đọc những nét tính cách đẹp đẽ của Trương Phi và Quan Công. Bên cạnh đó còn là khát vọng đất nước được hòa bình và thống nhất toàn vẹn.
Dàn ý phân tích hồi trống Cổ Thành gồm mở bài, thân bài, kết bài chi tiết và có gợi ý phân tích.
Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả:
Gợi ý: La Quán Trung lớn lên ở thời đại cuối thời nhà Nguyên và đầu thời kì nhà Minh. Ông thích sưu tầm và biên soạn dã sử nên ông đã có những tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của mình. La Quán Trung cũng là người đầu tiên đóng góp tài năng và công sức của mình cho thể loại tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh.
Giới thiệu tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa:
Gợi ý: Có tổng cộng 120 hồi, được tác giả viết vào đầu thời kì nhà Minh. Nội dung của tác phẩm nói về việc sự phân chia của một nước của ba triều đại Ngụy, Thục, Ngô của thời kì phong kiến.
- Giới thiệu đôi nét về đoạn trích Hồi trống Cổ Thành:
Gợi ý: Thuộc hồi 28 của tác phẩm. Đoạn trích lên án, tố cáo sự tàn độc của giai cấp thống trị và một khao khát về sự thống nhất của đất nước.
Xem thêm:
Top 4 mẫu tóm tắt Hồi trống Cổ Thành
Thân bài
Phân tích về Hồi trống Cổ Thành qua sự gặp gỡ giữa hai anh em
Sự gặp gỡ của hai anh em Quan Công và Trương Phi
- Hai người gặp gỡ trước cổng Cổ Thành, cả hai người tuy có những nét tính cách khác nhau nhưng có một điểm chung đó là tinh thần trung nghĩa luôn hiện hữu.
- Với Trương Phi: Bản tính của anh là một người nóng nảy, vô cùng dứt khoát và thẳng tính. Nhưng khi biết được sự thật thì tính tình của anh lại trái ngược hoàn toàn.
+ “Chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
+ “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
Trương Phi hiểu lầm Quan Công, cho rằng anh ta đang đem quân đến bắt mình. Khi các nhân vật khác như Tôn Càn, Mi phu nhân...hết lời giải thích và thanh minh cho Quan Công nhưng Trương Phi cũng không mảy may vì anh ta đang suy nghĩ và điều đó rất hệ trọng. Tuy nhiên, dù Trương Phi có bản tính nóng nảy đến đâu thì anh ta cũng là người hiểu chuyện và có một trái tim đầy tình cảm.
- Với Quan Công: Ông là người vô cùng bình tĩnh trước mọi tình huống, khác hoàn toàn với Trương Phi. Mọi việc làm đều phải suy nghĩ kỹ lưỡng, vô cùng khéo léo trong mọi chuyện. Khi bị Trương Phi hiểu lầm, Quan Công đã không tỏ ra nóng giận mà ngược lại còn cố gắng làm hòa để gạt bỏ sự hiểu lầm từ phía đối phương.
Xung đột giữa Trương Phi và Quan Công
Phân tích Hồi trống Cổ Thành qua sự xung đột giữa Trương Phi và Quan Công
- Trương Phi hiểu lầm Quan Công và cho rằng anh ta là một kẻ phản bội. Mọi hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài của Trương Phi đều vô cùng nóng giận khi nhìn thấy Quan Công. Thậm chí, Trương Phi còn xưng hô “mày-tao” với Quan Công và hành động vô cùng thô lỗ và cộc cằn.
- Quan Công thì lại khác, anh ta tỏ ra nhượng bộ trước Trương Phi với mong muốn hai bên được giảng hòa và tránh hiềm khích. Quan Công vẫn bình tĩnh nhẫn nại giải thích cho Trương Phi hiểu, cùng với sự cầu cứu từ hai người chị với một thái độ rất từ tốn.
- Sái Dương là một nhân vật đã khiến cho cao trào xung đột giữa hai anh em được đẩy lên. Thoạt đầu, Trương Phi không tin, còn yêu cầu đánh ba hồi trống để Quan Công giết Sái Dương để thể hiện sự việc là đúng. Khi chưa hết một hồi trống thì Quan Công đã giết Sái Dương, lúc bấy giờ Trương Phi mới tin và thụp lạy Quan Công.
Ý nghĩa Hồi trống trong đoạn trích
- Đã minh oan cho Quan Công, là một sự thách thức từ Trương Phi và là sự trở về bên nhau từ hai anh em.
Kết bài
- Tóm gọn lại nội dung và nghệ thuật của bài.