Đăng ký

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo- Bài làm cụ thể, chi tiết

3,882 từ Phân tích

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo- Bài làm chi tiết

Cunghocvui mang đến bạn bài làm chi tiết phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo để hỗ trợ bạn trong quá trình học tập. Cunghocvui rất vinh dự được đồng hành cùng bạn, chúc bạn học tốt!

Mở bài về quá trình hồi sinh của Chí Phèo

      Mỗi một nhà văn, nhà thơ đều có một tác phẩm để đời tạo nên tiếng vang cho riêng họ cho đến ngày nay. Trong đó phải kể đến Nam Cao- nhà văn lớn, cây bút xuất sắc, có công rất lớn cho sự thành công của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Tác phẩm “Chí Phèo” là một kiệt tác văn xuôi trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Chúng ta cùng nhau phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị, chi tiết đắt giá tạo nên tiếng vang cho tác phẩm.

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Thân bài chi tiết phân tích sự hồi sinh của Chí Phèo

Bản chất của Chí Phèo

      Trước hết, Chí Phèo cũng giống như bao người dân làng Vũ Đại là một người hiền lành, chất phác nhưng khi vào làm công cho nhà bá Kiến lại bị vu oan phải đi tù. Thời gian trong tù đã thay đổi hẳn con người của Chí. 

      Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ở quán rượu từ trưa đến xế chiều, mà cứ rượu vô là hắn chửi  “hắn chửi trời”, “rồi hắn chửi đời”, “chửi ngay tất cả làng Vũ Đại” và “chửi cái đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. 

      Nhưng có ai biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo, có trời mà biết! Hắn say khướt rồi xách một cái vỏ chai đến trước cửa nhà bá Kiến mà chửi, thành ra “chỉ có ba con chó dữ với một thành say rượu” ầm ĩ với nhau. Lúc này, hắn hiện nguyên hình là một “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” ai cũng lấy làm sợ, hàng xóm được một phen điếc cả tai nhưng chả ai dám đứng ra lên tiếng. Hắn cứ chửi, càng chửi càng lớn và đỉnh điểm nhất là màn rạch mặt ăn vạ khi đánh nhau với Lí Cường. 

      Tuy hắn hung hăng, dữ tợn như thế nhưng chỉ cần vài lời dụ ngọt từ bá Kiến đã khiến hắn nguôi giận, đứng lên và đi vào trong nhà, nhờ cụ Bá mà giải tán được cả đám đông, kết thúc màn ăn vạ của Chí Phèo. Và kể từ đó, hắn trở thành tay sai cho nhà bá Kiến ngày càng dữ tợn, mất đi nhân tính và triền miên trong cơn say.

Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

Diễn biến tâm trạng Chí Phèo khi gặp Thị Nở

Diễn biến tâm trạng Chí Phèo khi gặp Thị Nở

      Chiều nay, cũng như mọi buổi chiều hắn lại “vừa đi vừa chửi” và cũng như mọi lần không ai đáp lời hắn. Vừa tức tối vừa thèm rượu hắn rẽ vào nhà tự Lãng gặp lão đang uống rượu một mình và sà xuống cùng uống. 

      Khi đã thỏa mãn cơn thèm, hắn ra về nhưng lại đi về phía bờ sông. Tại đây hắn bắt gặp Thị và cũng chính từ lúc này quá trình hồi sinh của Chí Phèo được bắt đầu. Thị Nở trong truyện là “một người đàn bà, xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng” tối hôm đó ra bờ sông ngồi nghỉ, ấy thế mà lại ngủ quên. Và rồi họ “ăn nằm” với nhau và “cùng ngủ say dưới ánh trăng”, đêm đến Chí Phèo nôn mửa, Thị Nở dìu hắn vào lều , đắp chiếu cho hắn kĩ càng rồi ra về.

      Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh rượu và “thấy miệng đắng”, bỗng dưng Chí lại cảm thấy “sợ rượu như những người ốm sợ cơm”. Ô hay! Một chi tiết vô cùng mới lạ, kẻ nghiện rượu như anh Chí đây mà lại có ngày sợ rượu sao? Lần đầu tiên Chí nghe “tiếng chim hót”, “tiếng cười nói”, “thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”,.. toàn là những âm thanh quen thuộc hằng ngày mà nay Chí mới được nghe, chao ôi! Sao hôm nay hắn thấy cuộc đời vui vẻ quá. 

      Chí như được sinh ra một lần nữa, không còn là “con quỷ dữ” hay kẻ rạch mặt ăn vạ mọi ngày. Những điều vui vẻ làm hắn nhớ lại ngày trước mình cũng từng có một ước mơ rằng “Có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. 

      Suy nghĩ một lúc hắn  lại nghĩ về cuộc đời của mình và “Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau , và cô độc cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Nghĩ ngợi một lúc, Thị Nở bước vào kéo hắn vào hiện tại với cái rổ trên tay, bên trong là một bát cháo hành. 

      Từ lúc tỉnh dậy đến bây giờ, hắn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và bây giờ hắn đang rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho ăn vì từ đến giờ đâu ai cho hắn cái gì, toàn phải doạ rồi cướp giật. 
Xem thêm:

Tóm tắt Chí Phèo của Nam Cao đầy đủ nhất

Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe thấy những âm thanh nào?

Chi tiết bát cháo hành đã thức tỉnh con người trong Chí Phèo

      Mùi hương của bát cháo hành làm hắn cay mắt, tự dưng hắn thấy mắt mình ươn ướt, nhìn bát cháo mà bâng khuâng rồi lại len lén nhìn Thị, hắn thấy vừa vui vừa buồn và “một cái gì đó giống như là ăn năn” nhưng người ta chỉ ăn năn khi không còn khả năng làm điều ác thôi. Phải chăng Chí đang thức tỉnh? Mãi đến khi Thị Nở giục hắn ăn cháo thì hắn mới cầm lấy bát cháo “Trời ơi cháo mới thơm làm sao!” hắn reo lên như trẻ con nhận được kẹo và còn khẳng định “Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon”. 

      Có thể nói “bát cháo hành” là một chi tiết rất đắt giá trong truyện, nó thể hiện tình cảm của người với người nhất là những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, người hay rạch mặt ăn vạ ai thấy cũng đều sợ như Chí Phèo mà lại được quan tâm, người con gái dở hơi như Thị Nở mà cũng lấy đi cảm tình của “anh Chí”. 

      Bát cháo hành làm hắn suy nghĩ nhiều và phần người trong Chí đã trỗi dậy, hắn mong muốn kết bạn với mọi người và hoàn lương, hắn tin vào điều đó và Thị cũng tin tưởng ở hắn, Chí như được hồi sinh lại một lần nữa. 

      Trời ơi! “hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!” đó là minh chứng đanh thép nhất cho việc hắn đang được “hồi sinh” lại một lần nữa và Thị sẽ mở đường cho hắn “Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được”. Nghĩ đến chuyện sẽ thành đôi cùng Thị Nở “hắn thấy trong lòng rất vui”, hắn sẽ cố uống rượu cho thật ít để vừa tiết kiệm vừa để tỉnh táo mà còn yêu nhau và “hắn say Thị lắm”. Phải nói rằng từ lúc gặp Thị đến giờ, Thị đã khiến hắn trải qua biết bao nhiêu cảm xúc mà hắn chưa từng có hoặc sẽ không bao giờ cảm nhận được khi không gặp Thị. Lần đầu tiên hắn được người khác quan tâm. Lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho ăn. Lần đầu tiên nếm thử báo cháo hành ngon và chứa đầy tình người. Và lần đầu tiên hắn khao khát hoàn lương, làm bạn với mọi người. Chí Phèo như được hồi sinh thành một con người mới, Thị đã phần nào giúp đánh thức phần người trong Chí trỗi dậy. Giờ đây, hắn không còn là một con quỷ dữ của làng nữa mà sẽ là một người đàn ông đủ chín chắn, trưởng thành trong gia đình. 

 

Chi tiết bát cháo hành trong quá trình hồi sinh của chí phèo

Chi tiết bát cháo hành trong quá trình hồi sinh của chí phèo

      Chí Phèo muốn hoàn lương, Thị cũng tin vào điều đó. Thị mang chuyện này đi xin phép bà cô thì bị gạt phắt đi “ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, Thị rất tức giận và Thị đem nỗi giận đó trút lên hết một người-Chí Phèo, trút giận xong Thị ra về nhưng Chí Phèo “sửng sốt” đứng lên gọi Thị lại và rồi hắn đuổi theo, nắm lấy tay Thị nhưng bị Thị gạt ra, lại giúi thêm một cái khiến hắn lăn khoèo xuống đất. Hành động “gạt” ra của Thị cùng đồng nghĩa với việc từ chối đưa hắn về với cuộc sống của mọi người, thì ra chỉ có mỗi Thị là tin hắn có thể hoàn lương còn những người khác như bà cô của Thị thì không. 

      Hắn tức tối, lại uống rượu và trong cơn say hắn cầm dao tìm đến nhà bá Kiến người đã khiến hắn thành ra như hôm nay, nhưng lần này hắn đến không phải để vòi tiền uống rượu nữa mà là kết liễu cái kẻ đã khiến hắn ra nông nỗi như vậy. “Ai cho tao lương thiện?” Một câu hỏi không có câu trả lời, rõ ràng hắn đã hoàn lương khi ở cùng Thị Nở rồi kia mà nhưng trong mắt mọi người hắn vẫn là thằng Chí Phèo say xỉn, rạch mặt ăn vạ và thế là hắn rút dao ra kết liễu bá Kiến và tự sát.

Xem thêm:

Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào?

Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối

Đánh giá nội dung và nghệ thuật trong quá trình hồi sinh của Chí Phèo

      Qua tác phẩm Nam Cao đã thể hiện rất rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của mình. Dưới sự đàn áp, bóc lột của bọn thực dân đối với người nông dân trong xã hội xưa, số phận người nông dân trước cách mạng vô cùng thê thảm đã tha hoá họ trở thành những con quỷ ai cũng khiếp sợ! 

      Nhưng trong tình thế đó, con người vẫn muốn hoàn lương vẫn muốn hồi sinh lại một lần nữa đó chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng sự tài tình của mình, Nam Cao đã rất khéo léo khi miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật với cốt truyện độc đáo bằng ngôn ngữ sinh động, chi tiết ẩn dụ “bát cháo hành” đã tạo nên tiếng vang cho tác phẩm. 

Kết bài phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

      “Chí Phèo” dưới ngòi bút của Nam Cao khiến ta thấy đó không phải là bi kịch của đời người mà đó là bi kịch của xã hội phong kiến, qua đó càng lên án xã hội phong kiến và đồng cảm xót thương cho số phận của những người nông dân. Nam Cao thật không hổ danh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. 

      Để tham khảo thêm bài soạn, phân tích, cảm nhận về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, bạn hãy xem tại đây.

shoppe