Trắc nghiệm Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp - ĐS và G...
- Câu 1 : Xếp 6 người A, B, C, D, E, F vào một ghế dài .Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho A và F ngồi ở hai đầu ghế.
A. 48
B. 42
C. 46
D. 50
- Câu 2 : Cho tập hợp số : \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}\).Hỏi có thể thành lập bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.
A. 114
B. 144
C. 146
D. 148
- Câu 3 : Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên Gồm 4 chữ số đôi một khác nhau và là chữ số tự nhiên chẵn.
A. 182
B. 180
C. 190
D. 192
- Câu 4 : Đội tuyển HSG của một trường gồm 18 em, trong đó có 7 HS khối 12, 6 HS khối 11 và 5 HS khối10. Hỏi có bao nhiêu cách cử 8 cách cử 8 HS đi dự đại hội sao cho mỗi khối có ít nhất 1 HS được chọn.
A. 42802
B. 41822
C. 41811
D. 32023
- Câu 5 : Một cuộc họp có 13 người, lúc ra về mỗi người đều bắt tay người khác một lần, riêng chủ tọa chỉ bắt tay ba người. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay?
A. 80
B. 69
C. 82
D. 70
- Câu 6 : Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau.
A. 110
B. 121
C. 120
D. 125
- Câu 7 : Trong một lớp học có 20 học sinh nữ và 15 học sinh nam. Hỏi giáo viên chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn bốn học sinh làm tổ trưởng của 4 tổ sao cho trong 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ.
A. 1107600
B. 246352
C. 1267463
D. 1164776
- Câu 8 : Có bao nhiêu cách xếp \(n\) người ngồi vào một bàn tròn.
A. \(n!\)
B. \((n - 1)!\)
C. \(2(n - 1)!\)
D. \((n - 2)!\)
- Câu 9 : Tìm số nguyên dương \(n\) sao cho \(A_n^2 - A_n^1 = 8\)
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 10 : Giải phương trình \(3C_{x + 1}^2 + x{P_2} = 4A_x^2\)
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 11 : Từ tỉnh A đến tỉnh B có thể đi bằng ô tô, tàu hỏa hoặc tàu thủy. Mỗi ngày có 2 chuyến ô tô, 10 chuyến tàu hỏa, 15 chuyến tàu thủy. Khi đó, một người muốn đi từ tỉnh A đến tỉnh B có thể lựa chọn số cách đi khác nhau là bao nhiêu?
A. 10
B. 15
C. 25
D. 50
- Câu 12 : Một đội thi đấy bóng bàn có 6 vận động viện nam và 5 vận động viên nữ. Do đó, số cách chọn ngẫu nhiên một đội nam nữ trong số các vận động viên của đội để thi đấu là bao nhiêu?
A. 5
B. 6
C. 11
D. 30
- Câu 13 : Cho tập hợp A gồm m phần tử, tập B gồm n phần tử. Khi đó, số cách chọn ngẫu nhiên một cặp (x,y) trong đó x thuộc tập hợ A, y thuộc tạp hợp B là bao nhiêu?
A. m
B. n
C. m+n
D. m.n
- Câu 14 : Cho tập A gồm m phần tử, tập B gồm n phần tử và tập C có p phần tử. Gọi \(D = \left\{ {\left( {x,y,z} \right)|\;x \in A,y \in B,x \in C} \right\}\) (mỗi phần tử của tập hợp D là một bộ gồm 3 phần tử (x,y,z) sao cho x,y,z thứ tự lấy trong tập A,B,C). Khi đó số phần tử của tập hợp D là bao nhiêu?
A. m
B. m+n+p
C. mn+np+pn
D. m.n.p
- Câu 15 : Một khóa có 3 vòng, mỗi vòng có các khoảng gần các số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9. Người ta có thể chọn trên mỗi vòng một số để tạo thành khóa cho mình. Khi đó, có bao nhiêu cách để tạo ra cách khóa khác nhau?
A. 27
B. 20
C. 729
D. 1000
- Câu 16 : Có 8 ô hình vuông được xếp thành một hàng dọc. Có hai loại bìa hình vuông được tô màu đỏ hoặc màu xanh. Mỗi ô vuông được gắn ngẫu nhiên một miếng bìa hình vuông nói trên, mỗi cách gắn như thế gọi là một tín hiệu. Khi đóm số tín hiệu khác nhau được taọ thành một cách ngẫu nhiên theo cách trên là bao nhiêu?
A. 16
B. 256
C. 64
D. 128
- Câu 17 : Một trường trung học phổ thông có 100 học sinh khối 10, có 150 học sinh khối 11 và 200 học sinh khối 12. Người ta muốn cử ra 3 người , mỗi người thuộc một khối để thay mặt học sinh nhà trường đi dự trại hè. Khi đo, có bao nhiêu cách cử ngẫu nhiên 3 học sinh của trường đó đi dự trại hè?
A. 450
B. 1350
C. 3000000
D. 6000000
- Câu 18 : Đầu xuân 4 bạn A, B, C,D muốn rủ nhau đi chơi. Nhưng chưa biết khởi hành như thế nào cho tiện, do đó họ quy ước nếu ai xuất phát đầu tiên sẽ đến nhà bạn thứ hai, sau đó cả hai bạn đó sẽ đến nhà bạn thứ ba và cứ thế tiếp tục đến khi có mặt cả 4 bạn. Khi đó có thể xảy ra bao nhiêu tường hợp?
A. 1
B. 4
C. 16
D. 24
- Câu 19 : Một đề thi có 5 câu là A, B, C, D,E. Để có thể có những đề khác nhau mà vẫn đản bảo tương đương, người ta đảo thứ tự cảu các câu hỏi đó. Khi đó, số đề khác nhau có thể có được là bao nhiêu?
A. 5
B. 25
C. 120
D. 3125
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau