ôn tập chương 2
- Câu 1 : Chất nào sau đây có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc?
A Saccarozơ.
B Glucozơ.
C Xenlulozơ.
D Tinh bột.
- Câu 2 : Sacarozơ là một đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
A C6H12O6.
B C12H20O10.
C C12H22O11.
D C12H24O12.
- Câu 3 : Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ?
A Glucozơ.
B Fructozơ.
C Axit fomic.
D Xenlulozơ.
- Câu 4 : Giữa tinh bột, saccarozơ và fructozơ có điểm chung là
A đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
B đều thuộc loại cacbohiđrat.
C đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.
D đều không có phản ứng tráng bạc.
- Câu 5 : Đun nóng 180 gam dung dịch glucozơ 10% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc tối đa thu được là
A 21,6 gam.
B 10,8 gam.
C 216 gam.
D 108 gam.
- Câu 6 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.(2) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.(3) Cho glucozơ tác dụng với H2 xúc tác Ni, đun nóng.(4) Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 7 : Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được sản phẩm chứa 21,6 gam glucozơ. Giá trị của m là
A 85,5.
B 25,65.
C 51,3.
D 41,04.
- Câu 8 : Từ 29,16 gam xenlulozơ người ta điều chế được m gam C2H5OH. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%, giá trị của m là
A 22,08 gam.
B 12,42 gam.
C 24,04 gam.
D 16,56 gam.
- Câu 9 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \({C_6}{H_{12}}{O_6} \to X \to Y \to T\xrightarrow{{ + C{H_3}COOH}}{C_6}{H_{10}}{O_4}.\) Nhận xét nào sau đây về các chất X, Y, T trong sơ đồ trên là đúng?
A Chất X không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
B Đốt cháy hoàn toàn Y trong O2 thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O.
C Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo ra khí CO2.
D Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(1) Thủy phân đến cùng amilopectin thu được hai loại monosaccarit.(2) Glucozơ còn được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho chín.(3) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt và dễ tan trong nước.(4) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ hơn glucozơ.(5) Saccarozơ được tạo bởi hai gốc glucozơ.(6) Trong dãy: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, etyl fomat, amilozơ, fructozơ, metyl axetat. Có 4 chất tham gia thủy trong môi trường axit tạo sản phẩm vừa tác dụng được với Cu(OH)2 vừa tham gia tráng bạc. (7) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.Số phát biểu đúng là
A 3
B 4
C 5
D 6
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein