Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật Lí trường THPT chu...
- Câu 1 : Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường thì tốc độ quay của roto
A luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
B luôn bằng tốc độ quay của từ trường
C luôn lớn hơn tốc độ quay của từ trường
D có thể lớn hơn hắc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc vào tài sử dụng.
- Câu 2 : Khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái của một vật sao động tuần hoàn lặp lại như cũ gọi là
A biên độ dao động
B chu kỳ dao động
C pha dao động
D tần số dao động
- Câu 3 : Công thức xác định vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young là
A \({x_k} = k.\frac{{\lambda D}}{{2a}}\)
với k = 0; ±1; ±2…
B \({x_k} = (k + \frac{1}{2}).\frac{{\lambda D}}{a}\)
với k = 0; ±1; ±2…
C \({x_k} = (k + \frac{1}{2}).\frac{{\lambda D}}{{2a}}\)
với k = 0; ±1; ±2…
D \({x_k} = k.\frac{{\lambda D}}{a}\)
với k = 0; ±1; ±2…
- Câu 4 : Đặt điện áp u = U0 cosωt vào hai bản của tụ điện có điện dung C thì dung kháng của tụ là
A \(\frac{1}{{\omega C}}\)
B \(\frac{\omega }{C}\)
C \(\frac{\omega }{C}\)
D ωC.
- Câu 5 : Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng O. Tại một thời điểm, vật có li độ x và vận tốc v. Cơ năng của con lắc lò xo bằng
A \(\frac{1}{2}m{v^2} + k{x^2}\)
B \(m{v^2} + k{x^2}\)
C \(\frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{x^2}\)
D \(\frac{1}{2}mv + \frac{1}{2}kx\)
- Câu 6 : Mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn cảm thuần L = 3.10-4 H và một tụ điện có C = 3.10-11 F. Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong châm không là c = 3.108 m/s. Bước sóng điện từ mà mạch có thể phát ra là
A 18 km.
B 180 m
C 18m
D 1,8 km
- Câu 7 : Sóng cơ có tần số 100 Hz lan truyền trong một môi trường vật chất với tốc độ 40 m/s. Sóng truyền đi với bước sóng bằng
A 0,4 m
B 0,8m
C 0,2m
D 2,5 m
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 .\cos \omega t\)(V) vào hai đầu một điện trở thuần R = 150 Ω thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua điện trở bằng \(\sqrt 2 \) (A). giá trị của U bằng
A 300 V.
B 150 V.
C \(300\sqrt 2 V\)
D
\(150\sqrt 2 V\) - Câu 9 : Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung C, cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần R mắc nối tiếp. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này là
A bằng 0
B phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch
C bằng 1.
D phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch
- Câu 10 : Trong mạch dao động LC lý tưởng. Gọi U0 và I0 lần lượt là điện áp cực đại và cường độ dòng điện cực đại của đoạn mạch. Biểu thức liên hệ giữa U0 và I0 là:
A \({I_0} = {U_0}.\sqrt {\frac{1}{{LC}}} \)
B \({I_0} = {U_0}.\sqrt {LC} \)
C \({I_0} = {U_0}.\sqrt {\frac{C}{L}} \)
D \({I_0} = {U_0}.\sqrt {\frac{L}{C}} \)
- Câu 11 : Một sợi dây đàn hồi MN đang được căng ngang. Đầu N cố định. Đầu M được kích thích dao động cưỡng bức với biên độ rất nhỏ (có thể coi như M đứng yên). Sóng truyền trên sợi dây với bước sóng bằng 32cm. Để có dóng dừng trên sợi dây MN thì chiều dài sợi dây có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A 72 cm.
B 56 cm.
C 80 cm.
D 40 cm
- Câu 12 : Một vật dao động điều hòa vơí phương trình\(x = 5\cos (8t - \frac{\pi }{3})(cm),\) với t tính bằng giây. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
A 8cm/s.
B 5 cm/s
C 40 cm/s
D 13 cm/s
- Câu 13 : Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 100 g được treo vào lò xo có độ cứng 10 N/m. Đầu kia của lò xo được gắn trên trần một toa tàu. Con lắc bị kích thích mỗi khi bánh của toa tàu gặp chỗ nối nhau của đường ray. Biết chiều dài của mỗi đường ray là 12,5 m. Lấy g = π2 (m/s2). Để biên độ dao động của con lắc lớn nhất thì tàu chạy với tốc độ xấp xỉ bằng:
A 46,2 km/h
B 19,8 km/h
C 71,2 km/h
D 92,5 km/h
- Câu 14 : Cho hai dòng điện có cường độ I1 = I2 = 5A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song, cách nhau 20 cm theo cùng một chiều. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều mỗi dây một khoảng 10 cm có độ lớn là
A 2π.10-5 T.
B 0T
C 2.10-3 T.
D 2.10-5 T
- Câu 15 : Một mạch dao động gồm có tụ điện có điện dung C = 20nF và cuộn dây có hệ số tự cảm L = 40 mH. Biết mạch có điện trở thuần R = 20Ω. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại U0 = 4V, cần cung cấp cho mạch công suất điện bằng.
A 8μ W.
B 160 μW.
C 80 μW.
D 16μW
- Câu 16 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V) vào hai đầu một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\) (H) và tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}\) (F). Dùng Ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện trong mạch. Số chỉ của ampe kế là
A 1,5 A.
B 2A.
C
\(2\sqrt 2 A\)D \(1,5\sqrt 2 A\)
- Câu 17 : Một bể nước có mặt thoáng đủ rộng. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp từ không khí vào nước với góc tới i = 600. Biết chiết suất của nước với tia đỏ là nđ = 1,33 và với tia tím nt = 1,34. Góc hợp bởi tia tím và tia đỏ sau khi khúc xạ qua mặt nước là
A 0,120
B 0,370
C 1,20
D 3,70
- Câu 18 : Một sợi dây PQ đàn hồi, dài, được căng ngang. Đầu Q gắn vào tường, còn đầu P gắn vào một cần rung có tần số thấp. Tại thời điểm t = 0, bắt đầu cho cần rung dao động. Khi đó, đầu P bắt đầu dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu hướng xuống dưới. Chu kì dao động của P là T. Hình vẽ nào trong các hình bên biểu diễn hình dạng sợi dây tại thời điêm t = \(\frac{{3T}}{4}\)?
A Hình 1.
B Hình 3.
C Hình 2.
D Hình 4
- Câu 19 : Sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài từ M đến N rồi đến P với bước sóng λ và chu kỳ T. Biết MN = λ/4; NP = λ/2. Tại thời điểm t1 , M đang có li độ cực tiểu. Khẳng định nào sau đây là sai?
A Tại thời điểm t2 = t1 + T/4, N đang qua vị trí cân bằng.
B Tại thời điểm t2 = t1 + T/4, M có tộc độ cực đại.
C Tại thời điểm t1, N có tốc độ cực đại.
D Tại thời điểm t1, P có tốc độ cực đại.
- Câu 20 : Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nặng khối lượng 100 g đang dao động điều hòa. Biết tại thời điểm t = 0, vật đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời điểm nào sau đây không phải là thời điểm con lắc có động năng bằng thế năng?
A 0,05s.
B 0,025 s.
C 0,125s.
D 0,075s
- Câu 21 : Trên đoạn mạch không phân nhành có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N, B. Giữa A và M chỉ có điện trở thuần . Giữa M và N có một hộp kín X. Giữa N và B chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có biểu thức\(u = {U_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) . Khi thay đổi L, người ta đo được công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch luôn lớn gấp ba lần công suất tiêu thụ của đoạn mạch MB. Biết rằng khi L = 0, độ lệch pha giữa điện áp u và dòng điện trong mạch nhỏ hơn 200. Trong quá trình điều chỉnh L, góc lệch pha giữa điện áp tức thời của đoạn mạch MB so với điện áp tức thời của đoạn mạch Ab đạt giá trị lớn nhất bằng.
A \(\frac{\pi }{4}\)
B \(\frac{\pi }{3}\)
C \(\frac{\pi }{2}\)
D \(\frac{\pi }{6}\)
- Câu 22 : Một con lắc lò xo treo thẳng dứng dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 3cm. Xét chuyển động theo một chiều từ vị trí cân bằng O đến biên. Khi đó, tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ x0 bằng tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí có li độ x0 đến biên và cùng bằng 60 cm/s. Lấy g = π2 (m/s2). Trong một chu kì, khoảng thời gian lò xo bị dãn xấp xỉ là
A 0,12s.
B 0,05s.
C 0,15s.
D 0,08s
- Câu 23 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp AB cách nhau 14cm dao động cùng pha, cùng tần số 20 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 32 cm/s. Gọi I là trung điểm của AB. M là một điểm trên mặt chất lỏng và cách đều hai nguồn A,B. Trên đoạn MI có 4 điểm dao động cùng pha với I. Biết M dao động ngược pha với I. Đoạn MI có độ dài xấp xỉ là
A 13,3 cm.
B 7,2 cm.
C 14,2 Cm.
D 12,4 cm
- Câu 24 : Đặt điện áp u = 200 cos (ωt+ φ) (V) vào hai đầu đoạn mạch AB. Hình bên là sơ đồ mạch điện và một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của cường độ dòng điện trong mạch khi K đóng (đường nét đứt) và khi k mở (đường nét liền). điện trở R của mạch có giá trị gần nhất với kết quả nào sau đây?
A 65 Ω
B 45Ω
C 95Ω
D 125Ω
- Câu 25 : Một vật dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc v và li độ x của vật. Gọi k1 và k2 lần lượt là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị tại M và N. tỷ số \(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}}\) bằng
A \(\frac{1}{{\sqrt 5 }}\)
B \(\frac{2}{{\sqrt 7 }}\)
C \(\frac{1}{{\sqrt 6 }}\)
D \(\frac{2}{{\sqrt 5 }}\)
- Câu 26 : Một sợi dây đàn hồi AB được căng thao phương ngang. Đầu B cố đinh. Đầu A gắn với cần rung có tần số 200 HZ, tạo ra sóng dừng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 24 m/s. Biên độ dao động cuả bụng là 4cm. Trên dây, M là một nút. Gọi N, P, Q là các điểm trên sợi dây, nằm cùng một phía với M và có vị trí cân bằng cách M lần lượt là 2 cm, 8 cm và 10 cm. Khi có sóng dừng, diện tích lớn nhất của tứ giác MNPQ có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 16 cm2
B 49 cm2
C 28 cm2
D 23 cm2
- Câu 27 : Mắc mạch dao động LC lí tưởng với nguồn điện một chiều có duất điện động không đổi E và điện trở trong r thông qua khóa K như hình vẽ. Ban đầu K đóng. Sau khi có dòng điện ổn định chạy trong mạch, ngắt khóa K để tạo thành một mạch dao động. Khi đó trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng 31,4 μs và hiệu điện thế cực đại trên tụ bằng 5E. Biết tụ điện có điện dung C = 2μF. Lấy π = 3,14. Giá trị của r bằng:
A 4Ω
B 0,25 Ω
C 0,5Ω
D 2Ω
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất