Bài toán đồ thị trong dao động cơ
- Câu 1 : Trong bài thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn (Bài 6, SGK Vật lí 12), một học sinh đã tiến hành thí nghiệm, kết quả đo được học sinh đó biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ bên. Nhưng do sơ suất nên em học sinh đó quên ghi ký hiệu đại lượng trên các trục tọa độ Oxy. Dựa vào đồ thị ta có thể kết luận trục Ox và Oy tương ứng biểu diễn cho
A chiều dài con lắc, bình phương chu kỳ dao động
B chiều dài con lắc, chu kỳ dao động
C khối lượng con lắc, bình phương chu kỳ dao động
D khối lượng con lắc, chu kỳ dao động
- Câu 2 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox và xung quanh vị trí cân bằng O. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của một đại lượng Y nào đó trong dao động của vật có dạng như hình vẽ dưới đây Hỏi Y có thể là đại lượng nào?
A Gia tốc của vật
B Thế năng của vật
C Cơ năng của vật
D Vận tốc của vật
- Câu 3 : Cho một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và quanh gốc tọa độ O. Một đại lượng Y nào đó của vật phụ thuộc vào li độ x của vật theo đồ thị có dạng một phần của đường parabol như hình vẽ bên. Y là đại lượng nào trong số các đại lượng sau?
A Thế năng
B Động năng
C Gia tốc
D Lực kéo về
- Câu 4 : Một con lắc lò xo có đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào một vật nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi vào li độ x. Tốc độ của vật nhỏ khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng bằng.
A 100 cm/s
B 50 cm/s
C 86,6 cm/s
D 70,7 cm/s
- Câu 5 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là
A 10 rad/s.
B 5π rad/s.
C 10π rad/s.
D 5 rad/s.
- Câu 6 : Một vật dao động điều hòa với gia tốc a được biểu diễn trên hình vẽ. Lấy π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 2,5\cos \left( {\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,cm\)
B \(x = 2,5\cos \left( {2\pi t} \right)\,\,cm\)
C \(x = 2,5\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\,\,cm\)
D \(x = 2,5\cos \left( {\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,cm\)
- Câu 7 : Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v (cm/s) và gia tốc a (cm/s2) của dao động theo li độ x (cm), điểm M là giao điểm của hai đồ thị ứng với chất điểm có li độ x0. Giá trị x0 gần giá trị nào sau đây?
A 3,2 cm
B 2,2 cm
C 3,8 cm
D 4,2 cm
- Câu 8 : Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương trình có dạng x = Acos(ωt + φ) . Biết đồ thị lực kéo về theo thời gian F(t) như hình vẽ. Lấy π2 = 10 . Phương trình vận tốc của vật là
A \(v = 4\pi \cos \left( {\pi t + \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)\left( {cm/s} \right)\)
B \(v = 8\pi \cos \left( {\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\left( {cm/s} \right)\)
C \(v = 4\pi \cos \left( {\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\left( {cm/s} \right)\)
D \(v = 4\pi \cos \left( {\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\left( {cm/s} \right)\)
- Câu 9 : Một vật có khối lượng 200 g, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Đồ thị hình bên mô tả động năng của vật (Wđ) thay đổi phụ thuộc vào thời gian t. Tại t = 0, vật đang có li độ âm. Lấy π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 5\cos \left( {4\pi t - \dfrac{{3\pi }}{4}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
B \(x = 5\cos \left( {4\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
C \(x = 4\cos \left( {4\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
D \(x = 4\cos \left( {8\pi t - \dfrac{{3\pi }}{4}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
- Câu 10 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,3 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A 3,5 N
B 4,5 N
C 1,5 N
D 2,5 N
- Câu 11 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A 1,29 N
B 0,29 N
C 0,59 N
D 0,99 N
- Câu 12 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,45 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A 1,59N
B 1,29N
C 2,29N
D 1,89N
- Câu 13 : Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
A 4,83N
B 4,43N
C 3,43N
D 5,83N
- Câu 14 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 200 g và lò xo có độ cứng k, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Hình trên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F tác dụng lên vật theo thời gian t. Biết F1 + 3F2 + 6F3 =0. Lấy g =10 m/s2. Tại t = 0, độ lớn của lực đàn hồi tác dụng lên vật có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A 10,1 N
B 4,1N
C 6,1 N
D 18,1 N
- Câu 15 : Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ \(x\) vào thời gian \(t\) của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động của vật là tổng hợp của hai dao động nói trên. Trong \(0,2s\) đầu tiên kể từ \(t = 0\), tốc độ trung bình của vật là
A \(20\sqrt 3 cm/s.\)
B \(20cm/s.\)
C \(40\sqrt 3 cm/s.\)
D \(40cm/s.\)
- Câu 16 : Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số như hình vẽ. Phương trình tổng hợp của hai dao động là
A \(x = 5\cos \left( {\dfrac{\pi }{2}t} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
B \(x = \cos \left( {\dfrac{\pi }{2}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
C \(x = 2\cos \left( {\dfrac{\pi }{2}t + \pi } \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
D \(x = 3\cos \left( {\dfrac{\pi }{2}t - \pi } \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
- Câu 17 : Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được vẽ như sau. Phương trình dao động tổng hợp là
A \(x = 2\cos \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
B \(x = 4\cos \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
C \(x = 2\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
D \(x = 2\cos \left( {2\pi t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\)
- Câu 18 : Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch pha nhau
A \(\dfrac{\pi }{3}\)
B \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)
C \(\dfrac{{5\pi }}{6}\)
D \(\dfrac{\pi }{6}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất