Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý trường THPT Chu...
- Câu 1 : Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều là dựa trên
A hiện tượng cảm ứng điện từ
B hiện tượng tự cảm.
C từ trường quay.
D hiện tượng quang điện.
- Câu 2 : Một nguồn điện có suất điện động là E , công của lực lạ trong nguồn điện là A, điện tích dương dịch chuyển bên trong nguồn là q. Mối liên hệ giữa chúng là
A E = qA
B A = qE
C A = q2E
D q = AE
- Câu 3 : Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là
A \(v=\frac{f}{\lambda }\)
B v = λf
C v = 2πfλ
D \(v=\frac{\lambda }{f}\)
- Câu 4 : Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có dạng \(i={{I}_{0}}\text{cos(}\omega \text{t+}\frac{\pi }{2})\). Biết Uo, Io, ω là các hằng số dương. Mạch điện này có thể
A chỉ chứa tụ điện.
B chỉ chứa điện trở thuần
C chứa tụ điện mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có ZL > ZC
D chỉ chứa cuộn cảm thuần.
- Câu 5 : Cho mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, tổng trở của cả mạch là Z, cường độ dòng điện chạy trong mạch là i = I0cosωt và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U0cos(ωt + φ). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A P = Io2Z
B \(P=\frac{{{U}_{o}}{{I}_{o}}}{2}\text{cos}\varphi \)
C P = Io2R
D P = UoIocosφ
- Câu 6 : Gọi φ là độ lệch pha của u so với i trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong mạch có hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra thì
A \(\varphi =\frac{\pi }{2}rad\)
B \(\varphi =-\frac{\pi }{2}rad\)
C φ = 0 rad
D φ = 1 rad
- Câu 7 : Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt – πx) (mm). Biên độ của sóng này là
A π mm.
B 4 mm.
C 2 mm.
D 40π mm.
- Câu 8 : Một vật nhỏ khối lượng m, dao động điều hoà với phương trình li độ x = Acos(ωt + φ) với A, ω, φ là các hằng số. Cơ năng của vật là
A \(\frac{1}{2}\) mωA2
B mωA2
C \(\frac{1}{2}\) mω2A2
D mω2A2
- Câu 9 : Trên một sợi dây dài 80 cm với hai đầu dây cố định, đang có sóng dừng, người ta đếm được có hai bụng sóng. Bước sóng của sóng dừng trên dây là
A 20 cm.
B 160 cm.
C 40 cm.
D 80 cm.
- Câu 10 : Tại một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hoà với chu kì T. Nếu chiều dài tăng bốn lần thì chu kì là
A \(\sqrt{2}\)T.
B T
C 4T
D 2T
- Câu 11 : Một nguồn điểm O có công suất không đổi P, phát sóng âm trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A và B nằm trên hai phương truyền sóng vuông góc với nhau và đi qua O. Biết mức cường độ âm tại A là 40 dB. Nếu công suất của nguồn được tăng thêm 63P, nhưng không đổi tần số, rồi cho một máy thu di chuyển trên đường thẳng đi qua A và B. Mức cường độ âm lớn nhất mà máy thu thu được là 60 dB. Khi công suất của nguồn là P thì mức cường độ âm tại B có giá trị là
A 27,5 dB
B 37,5 dB
C 25,5 dB
D 15,5 dB.
- Câu 12 : Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây dài nằm ngang, với tốc độ 80 cm/s theo chiều dương trục Ox. Hình dạng của sợi dây tại thời điểm t = 0 được mô tả như hình vẽ. Phương trình sóng truyền trên sợi dây có dạng
A \(u=6\cos \left( 10\pi t-\frac{\pi x}{8}-\frac{2\pi }{3} \right)\) ; u : mm ; x :cm ; t :s
B \(u=6\cos \left( 5\pi t-\frac{3\pi }{4} \right)\) ; u : mm ;; t :s
C \(u=6\cos \left( 10\pi t-\frac{\pi x}{8}+\frac{3\pi }{4} \right)\) ; u : mm ; x :cm ; t :s
D \(u=6\cos \left( 10\pi t-\frac{\pi x}{8}-\frac{3\pi }{4} \right)\) ; u : mm ; x :cm ; t :s
- Câu 13 : Một vật có khối lượng m = 100 g dao động điều hoà theo phương trình có dạng x = Acos(ωt+φ). Biết đồ thị lực kéo về F(t) biến thiên theo thời gian như hình vẽ. Lấy π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
A \(x=4\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{3} \right)cm\)
B \(x=2\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)cm\)
C \(x=4\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{3} \right)cm\)
D \(x=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)cm\)
- Câu 14 : Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9, 8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, đang dao động điều hoà với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05 rad, vật nhỏ của con lắc có tốc độ là
A 37,96 cm/s
B 2,71 cm/s.
C 1,6 cm/s.
D 27,1 cm/s.
- Câu 15 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 30 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21 cm, d2 = 25 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB còn hai dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A 30 cm/s.
B 40 cm/s.
C 60 cm/s.
D 80 cm/s.
- Câu 16 : Đoạn mạch xoay chiều có điện áp \(u=120\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)V\) và cường độ dòng điện chạy qua có biểu thức \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)A\). Công suất của đoạn mạch xấp xỉ bằng
A 147 W
B 103,9 W
C 73,5 W.
D 84,9 W.
- Câu 17 : Một vật nhỏ dao động điều hoà trên trục Ox với phương trình \(x=4\cos \left( \omega t+\frac{2\pi }{3} \right)cm\). Trong giây đầu tiên kể từ t = 0, vật đi được quãng đường 4 cm. Trong giây thứ 2018 vật đi được quãng đường là
A 3 cm
B 4 cm
C 2 cm
D 6 cm
- Câu 18 : Cho mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp. Biết điện trở R = 100 Ω; cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = \(\frac{2}{\pi }H\), tụ điện có điện dung C biến thiên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 200\(\sqrt{2}\) cos(100πt) V. Điều chỉnh điện dung C để điện áp giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại, khi đó điện dung có độ lớn là
A \(\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi }F\)
B \(\frac{{{10}^{-2}}}{2\pi }F\)
C \(\frac{{{10}^{-4}}}{2,5\pi }F\)
D \(\frac{{{10}^{-4}}}{4\pi }F\)
- Câu 19 : Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp. Tụ điện có điện dung C =\(\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi }F\), cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L \(=\frac{1}{\pi }H\), điện trở thuần R = 100Ω. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có dạng u = 200cos (100πt) (V). Biểu thức của cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)
B \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)
C \(i=2\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)
D \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)
- Câu 20 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 125 cm2. Cho khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) với tốc độ góc 100π rad/s, trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn cảm ứng từ là 0,4 T. Suất điện động hiệu dụng giữa hai đầu khung dây xấp xỉ bằng
A 220 V
B 314 V
C 111 V.
D 157 V
- Câu 21 : Hai con lắc lò xo giống nhau, có cùng khối lượng vật nặng và cùng độ cứng của lò xo. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, hai con lắc có đồ thị dao động như hình vẽ. Biên độ dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn biên độ dao động của con lắc thứ hai. Ở thời điểm t, con lắc thứ nhất có động năng bằng 0,006 J, con lắc thứ hai có thế năng bằng 4.10-3J. Lấy π2 =10. Khối lượng m là
A 1/3kg
B 1/4kg
C 0,146kg
D 3kg
- Câu 22 : Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế, nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 30 V, r = 3 Ω; các điện trở có giá trị là R1 = 12 Ω, R2 = 36 Ω, R3 = 18 Ω. Số chỉ ampe kế gần đúng bằng
A 0,74 A.
B 0,65 A.
C 0,5 A.
D 1 A.
- Câu 23 : Cho đoạn mạch L, R, C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự đó. Biết R = 50Ω, cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U0cos100πt (V) . Cho đồ thị (1) biểu diễn điện áp ở hai đầu đoạn mạch chứa RL, đồ thị (2) biểu diễn điện áp ở hai đầu đoạn mạch chứa RC. Độ tự cảm của cuộn cảm là
A \(L=\frac{1}{2\pi }H\)
B \(L=\frac{2}{\pi }H\)
C \(L=\frac{1}{3\pi }H\)
D \(L=\frac{1}{\pi }H\)
- Câu 24 : Trên mặt chất lỏng, có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 15 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là \({{u}_{S1}}={{u}_{S2}}=2\cos \left( 10\pi t-\frac{\pi }{4} \right)mm\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S2 lấy điểm M sao cho MS1 = 25 cm và MS2 = 20 cm. Điểm A và B lần lượt nằm trong đoạn S2M với A gần S2 nhất, B xa S2 nhất, đều có tốc độ dao động cực đại bằng 12,57 cm/s. Khoảng cách AB là
A 14,71 cm.
B 6,69 cm.
C 13,55 cm
D 8,00 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất