Đề thi thử THPT QG môn Hóa Học THPT chuyên Lương V...
- Câu 1 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :
A PVC
B Teflon
C Thủy tinh hữu cơ
D Tơ nilon -6,6
- Câu 2 : Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 là :
A Có kết tủa trắng không tan trong dung dịch NaOH
B Có sủi bọt khí không màu thoát ra
C Không có hiện tượng gì
D Có kết tủa trắng xuất hiện và tan trong NaOH
- Câu 3 : Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây :
A Aren
B Anken
C Ankin
D Ankan
- Câu 4 : Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 64g chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lit hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro là 20,4. Giá trị của m là :
A 70,4
B 65,6
C 72,0
D 66,5
- Câu 5 : Hòa tan 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A 13,95g
B 19,55g
C 16,75g
D 18,75g
- Câu 6 : Chất nào sau đây là chất lưỡng tính :
A Na2CO3
B AlCl3
C KHSO4
D Ca(HCO3)2
- Câu 7 : Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là :
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 8 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:C6H12O6 (glucozơ) → X → Y → T \(\xrightarrow{{C{H_3}COOH}}\) C6H12O4.Nhận xét nào về các chất X, Y, T trong sơ đồ trên là đúng?
A Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn của X.
B Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2.
C Chất X không tan trong nước.
D Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
- Câu 9 : Để phân biệt 3 dung dịch Glyxin, Axit axetic, etylamin chỉ cần dùng 1 thuốc thử. Thuốc thử đó là :
A dung dịch NaOH
B Quỳ tím
C Dung dịch HCl
D Natri
- Câu 10 : Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là :
A Phenol
B Etanal
C Ancol etylic
D Axit fomic
- Câu 11 : Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại nào sau đây :
A Zn
B Sn
C Cr
D Ag
- Câu 12 : Cho sơ đồ phản ứng sau:X \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}dac,{{170}^o}C}}\) Y + ZX + CuO \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) T + E + ZY + 2H2 \(\overset{Ni,t^o}{\rightarrow}\) ancol isobutylicT + 4AgNO3 \(\xrightarrow{{dd.N{H_3},{t^o}}}\) F + G + 4AgCông thức cấu tạo của X là
A OHC-CH(CH3)-CHO.
B HO-CH2-CH(CH3)-CHO.
C (CH3)2-C(OH)-CHO.
D CH3-CH(OH)CH2CHO.
- Câu 13 : Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng với vừa đủ dung dịch 30 ml NaOH 1M. Giá trị của m là :
A 24,6
B 18,0
C 2,04
D 1,80
- Câu 14 : Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào để khử độc thủy ngân :
A Bột than
B Nước
C Bột lưu huỳnh
D Bột sắt
- Câu 15 : Cho các chất : CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường là :
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 16 : Cho các chất sau : Glixerol, toluen, Gly-Ala-Gly, anilin, axit axetic, fomandehit, glucozo, saccarozo. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là :
A 5
B 4
C 7
D 6
- Câu 17 : Để chuyển hóa một số chất thành mỡ dạng rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình :
A Cô cạn ở nhiệt độ cao
B Hidro hóa (xt Ni)
C Xà phòng hóa
D Làm lạnh
- Câu 18 : Chất nào sau đây không điện li trong nước?
A NaOH.
B HCl.
C C6H12O6 (glucozo).
D CH3COOH.
- Câu 19 : Chất nào sau đây không tan trong nước :
A Tristearin
B Saccarozo
C Glyxin
D Etylamin
- Câu 20 : Cho các dung dịch sau đây có cùng nồng độ: NH3 (1), NaOH (2), Ba(OH)2 (3), KNO3 (4). Dung dịch có pH lớn nhất là
A Ba(OH)2.
B KNO3.
C NH3.
D NaOH.
- Câu 21 : Phát biểu nào dưới đây không đúng :
A Nguyên tắc chung để điểu chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử
B Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
C Ăn mòn hóa học phát sinh ra dòng điện
D Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozo, fructozo. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lit O2 (dktc). Giá trị của m là :
A 3,9
B 7,8
C 15,6
D 11,7
- Câu 23 : Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với :
A dung dịch HCl
B Dung dịch NaOH
C Dung dịch Br2
D Dung dịch NaCl
- Câu 24 : Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau:X + H2O ⇄ Y1 + Y2Y1 + O2 \(\overset{xt,t^o}{\rightarrow}\) Y2 + H2OTên gọi của X là
A isopropyl fomat.
B n-propyl fomat.
C etyl axetat.
D metyl propionat.
- Câu 25 : X là chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối vô cơ và hỗn hợp 2 khí đều có khả năng làm xanh quì tím ẩm. Số đồng phân thỏa mãn tính chất X là :
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 26 : Hòa tan hoàn toàn 3,60g Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80 M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở dktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04g. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00 M. Giá trị của V là
A 167,50.
B 230,00.
C 156,25.
D 173,75.
- Câu 27 : Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X và 1 amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn 20) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa (m + 12,24)g hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72g hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với :
A 82,6
B 83,2
C 82,1
D 83,5
- Câu 28 : Cho các phát biểu sau :(1) Ở người, nồng độ glucozo máu duy trì ổn định ở mức 0,1%(2) Oxi hóa hoàn toàn glucozo bằng hidro (xúc tác Ni, t0) thu được sorbitol(3) Tơ xenlulozo axetat thuộc loại tơ hóa học(4) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazo luôn cho sản phẩm là muối và ancol(5) Số nguyên tử N có trong phân tử dipeptit Glu-Lys là 2(6) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biureSố phát biểu đúng là :
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm 1 este, 1 axit cacboxylic và 1 ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,18g X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2g một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong X là :
A 23,34%
B 87,38%
C 56,34%
D 62,44%
- Câu 30 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,336 lit N2 (dktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là :
A 3,64
B 2,48
C 4,25
D 3,22
- Câu 31 : X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este 2 chức mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86g hỗn hợp E chứa X, Y, Z và T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24g ; đồng thời thu được 5,824 lit khí H2 (dktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là :
A 50,82%
B 8,88%
C 13,90%
D 26,40%
- Câu 32 : Cho m gam axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa 16,88g chất tan. X tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A 300
B 280
C 320
D 240
- Câu 33 : Hòa tan hết 23,76g hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lit NO (sản phẩm khử duy nhất , đo ở dktc). Giá trị của m gần nhất là :
A 84
B 80
C 82
D 86
- Câu 34 : X, Y là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức phân tử chỉ chứa C, H, O. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau đều thu được CO2 với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Số cặp chất X, Y thỏa mãn là :
A 5
B 3
C 4
D 6
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein