vào chuyên vật lí trường THPT chuyên Thái Nguy...
- Câu 1 : Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l và trọng lượng P = 3 (N) được treo bởi hai sợi dây nhẹ không giãn OM và BN như hình vẽ 1. Biết OA = l/4. Khi hệ cân bằng thì thanh AB nằm ngang, còn hai dây treo đều có phương thẳng đứng.a. Tìm lực căng của các sợi dây?b. Một chú chim chích bông có khối lượng m bay đến, nhẹ nhàng đậu vào đầu A của thanh. Biết dây OM chịu được lực căng lớn nhất là T01 = 2,5 (N), dây BN chịu được lực căng lớn nhất là T02 = 1,5 (N). Tìm điều kiện của m để vị trí cân bằng của thanh không bị thay đổi so với lúc đầu.
- Câu 2 : Hai bạn An và Bình thực hiện một cuộc chạy thi. Trong cùng thời gian An chạy được 125m, còn Bình chạy được 100m. Coi chuyển động của hai bạn là chuyển động thẳng đều.a. Nếu Bình chạy trước An 300m thì An chạy được quãng đương bao nhiêu để đuổi kip Bình?b. Nếu cùng chạy được quãng đường 1000m thì An tới đích trước Bình 50s. Tính vận tốc của mỗi bạn.
- Câu 3 : Một bình hình trụ, ban đầu chứa mn = 3kg nước ở 240C. Người ta thả vào bình một cục nước đá có khối lượng mđ = 1,4kg đang ở 00C. Biết chỉ có nước đá và nước trao đổi nhiệt với nhau; nhiệt dung riêng của nước là Cn = 4200J/kg.K; nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kh nước đá nóng chảy hoàn toàn ở 00C là 3,36.105 J (λ = 3,36.105J/kg). Khi có cân bằng nhiệt, hãy tìm:a. Nhiệt độ của nước trong bình? Khối lượng nước trong bình?b. Độ chênh lệch giữa mực nước trong bình khi có cân bằng nhiệt so với khi chưa thả cục nước đá? Biết diện tích đáy trong bình là S = 200cm2; khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3. Cục nước đá không chạm vào bình trong quá trính trao đổi nhiệt.
- Câu 4 : Cho mạch điện như hình vẽ 2. Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế UAB = 18V. Biến trở Rb có điện trở toàn phần RMN = 20Ω; R1 = 2Ω; đèn có điện trở RĐ = 2Ω; vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể.1. Điều chỉnh con chạy C để ampe kế chỉ 1Aa. Xác định vị trí con chạy C.b. Tìm số chỉ vôn kế khi đó.c. Biết đèn sáng bình thường. Tìm công suất định mức của đèn.2. Phải di chuyển con chạy C đến vị trí nào để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị lớn nhất? Giá trị lớn nhất ấy bằng bao nhiêu?3. Biết đèn chịu được hiệu điện thế tối đa là 4,8V. Hỏi con chạy C chỉ được dịch chuyển trong khoảng nào của biến trở để đèn không bị cháy?
- Câu 5 : Một học sinh dùng một ampe kế có điện trở RA với các điện trở R = 15Ω và RX mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi theo các sơ đồ như hình 3. Số chỉ của ampe kế trong các sơ đồ là 0,24A; 0,6A và 0,8A. Do sơ ý nên học sinh đó không ghi chú rõ số chỉ của ampe kế tương ứng với sơ đồ nào trong mạch điện.a) Xác định rõ số chỉ của ampe kế trong từng sơ đồ.b) Tìm giá trị các điện trở RX, RA và hiệu điện thế U.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn