Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Con lắc lò xo có khối lượng m = 100 g, dao động điều hòa với cơ năng E = 32mJ. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v = \(40\sqrt 3 \) cm/s và gia tốc a = 8m/s2. Pha ban đầu của dao động là
A - π/6.
B π/6.
C – 2π/3.
D π/3.
- Câu 2 : Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
B Siêu âm có thể truyền qua được trong chân không.
C Siêu âm có tần số lớn hơn 20kHz.
D Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
- Câu 3 : Đồ thị biểu diễn sự biến thiên động năng của một vật dao động điều hòa cho ở hình vẽ bên. Biết vật nặng 200g. Lấy π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 4\cos (4\pi t - \frac{{3\pi }}{4})cm\)
B \(x = 5\cos (4\pi t + \frac{{3\pi }}{4})cm\)
C \(x = 5\cos (4\pi t - \frac{{3\pi }}{4})cm\)
D \(x = 4\cos (4\pi t - \frac{\pi }{4})cm\) .
- Câu 4 : Một mạch RLC nối tiếp gồm một cuộn dây (L, r) và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế u = 60\(\sqrt 2 \)cos(100πt – π/6) (V). Điều chỉnh C để UC = UCmax = 100 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây khi đó là
A \({u_d} = 80\sqrt 2 cos(100\pi t - \pi /3)(V)\)
B \({u_d} = 40\sqrt 2 cos(100\pi t - 2\pi /3)(V)\)
C \({u_d} = 60\sqrt 2 cos(100\pi t + \pi /6)(V)\)
D \({u_d} = 80\sqrt 2 cos(100\pi t + \pi /3)(V)\)
- Câu 5 : Đặt điện áp xoay chiều u = 100\(\sqrt 2 \)cos(100πt) V vào hai đầu mạch điện gồm điện trở R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung thay đổi. Ban đầu điều chỉnh tụ điện để công suất trong mạch cực đại; sau đó giảm giá trị của C thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ
A tăng
B giảm.
C ban đầu tăng, sau giảm.
D ban đầu giảm, sau tăng.
- Câu 6 : Mạch xoay chiều nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L, điện trở R = 150\(\sqrt 3 \) Ω và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế u = U0cos2πft (V) với f thay đổi được. Khi f = f1 = 25 Hz hay f = f2 = 100 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng như nhau nhưng lệch nhau 2π/3. Cảm kháng của cuộn dây khi tần số f = f1 là
A 50 Ω.
B 150 Ω.
C 300 Ω.
D 450 Ω.
- Câu 7 : Đặt điện áp u = U\(\sqrt 2 \) cosωt vào hai đầu đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt \(2{\omega _1}\sqrt {LC} = 1\). Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN không phụ thuộc R thì tần số góc ω bằng
A \(0,25\sqrt 2 {\omega _1}\).
B \({\omega _1}\sqrt 2 \).
C \(0,5\sqrt 2 {\omega _1}\).
D 2ω1.
- Câu 8 : Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp một chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí
A ACA
B DCA
C ACV
D DCV
- Câu 9 : Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây L = 0,4/π H mắc nối tiếp với tụ điện C. Khi đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thể u = U\(\sqrt 2 \)cosωt (V). Khi C = C1 = 2.10-4/π F thì UC = UCmax = 100\(\sqrt 5 \)(V), khi C = 2,5 C1 thì cường độ dòng điện trễ pha π/4 so với hiệu điện thế hai đầu mạch. Giá trị của U là
A 100 V.
B 150 V.
C 200V
D 500V
- Câu 10 : Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1,2,3 đặt song song lần lượt cách nhau những khoảng d12 = 5cm, d32 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. Biết E12 = 4.104V/m, E32 = 5.104V/m. Tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1
A V2 = 2000V; V3 = -2000V
B V2 = 2000V; V3 = 4000V
C V2 = -2000V; V3 = 4000V
D V2 = -2000V; V3 = 2000V
- Câu 11 : Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện qua cuộn cảm giảm từ độ lớn cực đại xuống còn một nửa độ lớn cực đại là 800 µs. Khoảng thời gian ngắn nhất để năng lượng từ trường trong mạch giảm từ độ lớn cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là
A 800µs.
B 1200µs.
C 600µs.
D 400 µs.
- Câu 12 : Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) không đổi và tụ điện có điện dung \(C\) thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị \({C_1}\) thì tần số dao động riêng của mạch là \({f_1}\). Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt 5 {f_1}\) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị:
A \(0,2{C_1}\)
B \(0,2\sqrt 5 {C_1}\)
C \(5{C_1}\)
D \(\sqrt 5 {C_1}\)
- Câu 13 : Một mạch dao động điện từ tự do LC. Một nửa năng lượng điện trường cực đại trong tụ chuyển thành năng lượng từ trong cuộn cảm mất thời gian t0. Chu kì dao động điện từ trong mạch là
A 2t0.
B 4t0.
C 8t0
D 0,5t0.
- Câu 14 : Một vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’ cùng chiều và nhỏ hơn vật hai lần. Dịch chuyển vật đoạn 15cm thì ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là
A -15cm
B 15cm
C -5cm
D 45cm
- Câu 15 : Khi chiều lần lượt hai bức xạ có tần số f1 và f2 (f1> f2) vào một tấm kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu đạt được là V1 và V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào tầm kim loại đó thì điện tích cực đại của nó là
A V1
B V1 + V2.
C 0,5(V1 + V2).
D V1 – V2.
- Câu 16 : Cường độ điện trường của một điện tích phụ thuộc vào khoảng cách r được mô tả như đồ thị bên. Biết 2r2 = r1 + r3 và các điểm cùng nằm trên một đường sức. Giá trị của x bằng
A 22,5V/m
B 13,5V/m
C 16V/m
D 17V/m.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất