Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.
A 6 Hz.
B 3 Hz.
C 12 Hz.
D 1 Hz.
- Câu 2 : Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng $R\sqrt 3 $. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó
A điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C trong mạch có cộng hưởng điện.
D điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- Câu 3 : Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A 1000 lần.
B 40 lần.
C 2 lần.
D 10000 lần.
- Câu 4 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi UL, UR và UC_lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C ). Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A \({U^2} = U_R^2 + U_C^2 + U_L^2\).
B \(U_C^2 = U_R^2 + U_L^2 + {U^2}\).
C \(U_L^2 = U_R^2 + U_C^2 + {U^2}\)
D \(U_R^2 = U_C^2 + U_L^2 + {U^2}\)
- Câu 5 : Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian ∆t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian ∆t ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A 144 cm.
B 60 cm.
C 80 cm.
D 100 cm.
- Câu 6 : Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
A 11
B 9
C 10
D 8
- Câu 7 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10\(\Omega\), cuộn cảm thuần có \(L = \frac{1}{{10\pi }}\) (H), tụ điện có \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}\)(F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là \({u_L} = 20\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{2})\) (V). Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
A \(u = 40\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\) (V).
B \(u = 40\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\) (V)
C \(u = 40\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\) (V).
D \(u = 40\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\) (V).
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 \(\Omega\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{{0,4}}{\pi }\)(H) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng
A 150 V.
B 160 V.
C 100 V.
D 250 V.
- Câu 9 : Khi đặt hiệu điện thế không đổi 30V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{{4\pi }}\)(H) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ 1 A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp \(u = 150\sqrt 2 \cos 120\pi t\) (V) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
A \(i = 5\sqrt 2 \cos (120\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).
B \(i = 5\cos (120\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).
C \(i = 5\sqrt 2 \cos (120\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).
D \(i = 5\cos (120\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).
- Câu 10 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76μm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 μm còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
A 3
B 8
C 7
D 4
- Câu 11 : Cho phản ứng hạt nhân: ${}_1^3T + {}_1^2D \to {}_2^4He + X$. Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng
A 15,017 MeV.
B 200,025 MeV.
C 17,498 MeV.
D 21,076 MeV.
- Câu 12 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 \(\Omega\). Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2 là:
A R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω.
B R1 = 40 Ω, R2 = 250 Ω.
C R1 = 50 Ω, R2 = 200 Ω.
D R1 = 25 Ω, R2 = 100 Ω.
- Câu 13 : Từ thông qua một vòng dây dẫn là $\Phi = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( {Wb} \right)$. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là
A $e = - 2\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(V)$
B $e = 2\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(V)$
C $e = - 2\sin 100\pi t(V)$
D $e = 2\pi \sin 100\pi t(V)$
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất