Kiểm tra hết học kỳ II Vật lý 12 ( Đề 2 )
- Câu 1 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. ĐIện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa
A cùng tần số
B ngược pha nhau
C cùng pha nhau
D cùng biên độ
- Câu 2 : Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc, rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ và có chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra bằng 0 có thể ở vùng nào sau đây ?
A Vùng (1) và (3)
B Vùng (2) và (4)
C Vùng (3) và (4)
D Vùng (1) và (2)
- Câu 3 : Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n2 với ánh sáng đang xét (trong đó n2< n1). Công thức xác định góc giới hạn phản xạ toàn phần ighlà
A igh = n1/n2
B sinigh = n1/n2
C igh = n2/n1
D sinigh = n2/n1
- Câu 4 : Một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 220\(\sqrt{2}\) cos(100πt + π/6) (V) thì điện áp hiệu dụng là
A 110\(\sqrt{2}\)V
B 220\(\sqrt{2}\) V
C 220V
D 110V
- Câu 5 : Một người mắt bị tật cận thị có điểm cực viễn cách mắt một khoảng là \(O{C_V}\) (O là quang tâm của thấu kính mắt). Người này đeo một kính sát mắt để sửa tật cận thị. Độ tụ của kính phải đeo là:
A \(D = - O{C_V}\)
B \(D = \frac{1}{{O{C_V}}}\)
C \(D = O{C_V}\)
D \(D = - \frac{1}{{O{C_V}}}\)
- Câu 6 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha, cùng tần số, bước sóng trên mặt nước là λ. Xét một điểm M trên mặt nước cách hai nguồn lần lượt d1 và d2. Với mọi k nguyên thì sóng tổng hợp tại M luôn có biên độ cực đại khi
A \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=(2k+1)\frac{\lambda }{2}\)
B d2 – d1 = kλ
C d2 – d1 = kλ/2
D \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=(2k+1)\frac{\lambda }{4}\)
- Câu 7 : Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng trong điện trường của các
A ion dương và ion âm theo chiều điện trường từ anot sang catot
B ion dương từ anot dang catot và ion âm từ catot sang anot
C ion dương trong dung dịch ngược chiều điện trường từ catot sang anot
D ion âm trong dung dịch theo chiều điện trường từ anot sang catot.
- Câu 8 : Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài l khối lượng không đáng kể, không co dãn và một hòn bi có khối lượng m. Khi con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g thì tần số dao động của con lắc là
A \(f=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)
B \(f=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)
C \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)
D \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)
- Câu 9 : Công thức xác định độ lớn của cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q (đo bằng Cu lông) tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một đoạn r (được đo bằng met) là
A \(E={{9.10}^{9}}\frac{|Q|}{{{r}^{2}}}\)
B \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
C \(E={{9.10}^{9}}\frac{|Q|}{r}\)
D \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
- Câu 10 : Mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, một tụ điện có điện dung C. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do thì chu kỳ dao động riêng của mạch là
A \(T=2\pi \sqrt{LC}\)
B \(T=\pi \sqrt{LC}\)
C \(T=2\sqrt{LC}\)
D \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{LC}\)
- Câu 11 : Một thấu kính có tiêu cự là f. Một vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng d’. Công thức thấu kính là
A \(\frac{1}{f}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{d}\)
B \(\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}\)
C \(\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=-\frac{1}{f}\)
D \(\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}\)
- Câu 12 : Gọi hằng số Plang là h, tốc độ ánh sáng là c. Một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì năng lượng của một photon bức xạ là
A ε = hλ/c
B ε = hλ
C ε = hc/λ
D ε = cλ/h
- Câu 13 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là k và một vật nặng khối lượng m. Khi con lắc lò xo dao động điều hòa thì chu kỳ của nó là
A \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)
B \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)
C \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\)
D \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
- Câu 14 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với bước sóng 12cm. Gọi O là một vị trí của một nút sóng, P, Q là hai phần tử trên dây cùng một bên so với O và có vị trí cân bằng cách O lần lượt là 3cm và 5cm. Tại thời điểm mà P có vận tốc bằng 0 thì góc POQ bằng 300. Giá trị lớn nhất của biên độ dao động điểm Q gần giá trị nào nhất sau đây?
A 4,33cm
B 10,54cm
C 3,46cm
D 5,27cm
- Câu 15 : Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,5s. Tại li độ x1 và x2 có vận tốc, lực kéo về tương ứng là v1, v2 và Fkv1, Fkv2 thì \(v_{\text{max}}^{2}={{\left( \frac{{{v}_{2}}}{n} \right)}^{2}}+v_{1}^{2};n\in \left[ 3;5 \right]\) (với vmax là tốc độ cực đại của con lắc) và Fkv1 + Fkv2 = (n+2)Fkv1. Biết lực kéo về cực đại có độ lớn không vượt quá 5 lần độ lớn lực kéo về ở vị trí x1. Thời gian dài nhất để vật đi hết quãng đường s= 2|x2| – 3|x1| là
A 1/3s
B 1/4s
C 1/6s
D 1/8s
- Câu 16 : Cho hai linh kiện sau: cuộn cảm có độ tự cảm L, tụ điện phẳng không khí có điện dung C và khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 1mm. Ban đầu mắc tụ điện vào nguồn điện không đổi có suất điện động E. Tụ điện được tích điện đến điện tích cực đại là 4nC và cường độ điện trường giữa hai bản tụ là 103V/m. Sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi nối với cuộn cảm L nói trên để tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 10mA. Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108m/s. Nếu dùng mạch LC này làm mạch chọn sóng của máy thu thanh đơn giản thì mạch sẽ chọn được sóng điện từ có bước sóng
A 120πm
B 240πm
C 60πm
D 360πm
- Câu 17 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ A = 4cm và chu kỳ T = 2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ x = 2cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A x = 4cos(πt – π/3) cm
B x = 4cos(πt + π/3) cm
C x = 4cos(2πt – π/6) cm
D x = 4cos(2πt + π/6) cm
- Câu 18 : Một sóng điện từ điều hòa lan truyền trên phương Ox coi như biên độ sóng không suy giảm với chu kỳ sóng là 0,6µs. Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là c = 3.108m/s. Tại điểm A trên Ox biên độ của cảm ứng từ là 5mT và biên độ của cường độ điện trường là 10V/m. Xét điểm B trên Ox mà OB – OA = 45m. Khi sóng truyền ổn định, tại thời điểm t cảm ứng từ tại A là 2,5mT thì độ lớn cường độ điện trường tại B là
A 8 V/m
B 10 V/m
C 5$\sqrt{2}$ V/m
D 5\(\sqrt{3}\) V/m
- Câu 19 : Một vật dao động điều hòa với biên độ 10cm. Trong một chu kỳ, thời gian vật có tốc độ lớn hơn một giá trị v0 nào đó là 1s. Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi giữa hai vị trí có cùng tốc độ v0 ở trên là 20cm/s. Tốc độ v0 là
A 14,8 cm/s
B 18,14cm/s
C 11,54cm/s
D 10,47cm/s
- Câu 20 : Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\) cosωt V) (trong đó U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Cho U = y (đo bằng V), R = y ( đo bằng Ω) và độ tự cảm L thay đổi được. Khi cho độ tự cảm L thay đổi thì đồ thị của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm UL (đường 1), điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện UC (đường 2) và công suất tiêu thụ trung bình của đoạn mạch P (đường 3) phụ thuộc vào cảm kháng như hình vẽ. Biết tại giá trị x1 thì UC và P đạt cực đại, tại giá trị x2 thì UL đạt cực đại. Giá trị của R bằng
A 60Ω
B 120Ω
C 100Ω
D 80Ω
- Câu 21 : Cho một sợi dây dẫn bằng đồng có chiều dài 3,14m, tiết diện 0,628mm2, điện trở suất là 2.10-8Ω.m. Dùng dây này quấn thành một khung dây tròn đường kính 20cm và nối hai đầu dây thành mạch kín (coi rằng các vòng dây có cùng đường kính). Đặt khung dây trên trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Ban đầu độ lớn của cảm ứng từ của từ trường là 0,4T, sau đó cho độ lớn cảm ứng từ của từ trường giảm dần đều về 0 trong thời gian 0,314s. Lấy π = 3,14. Trong thời gian trên, cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trên dây dẫn là
A 8A
B 4A
C 1A
D 2A
- Câu 22 : Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ tương ứng là x1, x2, x3 (trong đó x1 ngược pha với x2). Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng. Nếu vật chỉ thực hiện dao động x1 thì vật có năng lượng gấp đôi khi chỉ thực hiện dao động x2. Nếu vật chỉ thực hiện dao động tổng hợp x13 = x1 + x3 thì nó có năng lượng 3W. Nếu vật chỉ thực hiện dao động tổng hợp x23 = x2 + x3 thì nó có năng lượng 1W và dao động x23 lệch pha π/2 với dao động x1. Khi thực hiện dao động tổng hợp x = x1 + x2 + x3 thì vật có năng lượng là
A 3,2W
B 1,7W
C 2,7W
D 2,3W
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất