vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Đại học sư ph...
- Câu 1 : Có hai vật nhỏ M1 và M2, ban đầu cách nhau một khoảng AB = a. Cùng lúc hai vật chuyển động thẳng đều, M2 chuyển động theo đường thẳng AB về phía B với vận tốc v1 = 2v, M2 chuyển động đều theo đường thẳng BC về phía C với vận tốc v2 = v. Tìm khoảng cách giữa nhỏ nhất giữa hai vật và khoảng thời gian từ lúc hai vật bắt đầu chuyển động đến khi khoảng cách giữa hai vật nhỏ nhất. Biết rằng AB hợp với BC một góc ( 0 < < 900) như hình 1.
- Câu 2 : Người ta bỏ cục nước đá ở nhiệt độ t0 = 00C vào một bình đựng dung dịch cà phê ở nhiệt độ t1 = 1000C . Sau khi nước đá tan nhiệt độ của dung dịch là t2 = 250C. Hỏi nồng độ cà phê (tỷ số giữa khối lượng cà phê nguyên chất và khối lượng của dung dịch) đã giảm đi bao nhiêu phần trăm so với nồng độ cà phê trước khi bỏ cục nước đá? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa dung dịch cà phê với vỏ bình và môi trường. Coi nhiệt dung riêng của dung dịch cà phê bằng nhiệt dung riêng của nước và bằng 4200 J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 330kJ/kg.
- Câu 3 : Cho đoạn mạch điện như hình 2, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN là UMN = 6V, các điện trở R1 = R4 = 1Ω; R2 = R3 = 3Ω và R5 = 3Ω. Điện trở của vôn kế rất lớn. Điện trở của dây nối và khoá K không đáng kể. Coi các điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. a, Tìm số chỉ của vôn kế V khi khoá K mở.b, Khi khoá K đóng vôn kế chỉ 0,75V. Tìm giá trị của điện trở R6
- Câu 4 : a, Cho mạch điện như hình 3, trong đó hiệu điện thế giữa A và B không đổi là U, Rb là một biến trở. Dịch chuyển con trỏ C của biến trở thì thấy số chỉ của ampe kế thay đổi từ 0,08A đến 0,2A và số chỉ của vôn kế V thay đổi từ 1,6V đến 20,8V. Tìm giá trị của U, R1 và Rb. Cho biết ampe kế A có điện trở không đáng kể. Coi các điện trở không thay đổi theo nhiệt độ.b, Một dây dẫn dài hình trụ, mắc với hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Khi nhiệt độ của dây ổn định thì nhiệt độ của nó cao hơn nhiệt độ của môi trường là 80C. Người ta cắt bớt dây dẫn một đoạn bằng 1/5 chiều dài ban đầu của nó rồi cũng mắc với nguồn nói trên, khi nhiệt độ của dây dẫn ổn định thì nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ của môi trường là bao nhiêu. Biết nhiệt lượng mà dây truyền cho môi trường tỉ lệ thuận với diện tích xung quanh của dây dẫn và độ chênh lệch giữa nhiệt độ của sợi dây so với nhiệt độ của môi trường. Bỏ qua sự thay đổi điện trở suất và sự dãn nở của dây theo nhiệt độ. Cho biết diện tích xung quanh của dây dẫn tính theo công thức Sxp = 2πrl, trong đó r là bán kính thiết diện thẳng của dây, l là chiều dài của sợi dây.
- Câu 5 : Một vật sáng AB đặt vuông góc với một trục chính của một thấu kính (A nằm trên trục chính) cho ảnh thật cách vật một đoạn L1 . Giữ thấu kính cố định, đưa vật đến vị trí mới gần thấu kính hơn vị trí ban đầu một đoạn 4 cm sao cho vật sáng AB vẫn vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính). Ảnh của vật lúc này là ảnh ảo. Khoảng cách mới giữa vật và ảnh là L2 = 4L1/9, độ cao của ảnh mới bằng độ cao của ảnh ban đầu cho bởi thấu kính. Tìm tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu đặt vật.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn