Đề thi HK2 môn hóa lớp 10 - Trường THPT Ngô Gia Tự...
- Câu 1 : H2SO4loãng có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây:
A Cu, Mg(OH)2, Ba(NO3)2
B NaOH, Ag, CuO
C S, BaCl2, MgO
D Mg, Cu(OH)2, BaCl2
- Câu 2 : Cho phản ứng hóa học sau: \(4N{H_{3{\text{ }}(k)}} + 3{O_{2{\text{ }}(k)}}\underset{{{v_n}}}{\overset{{{v_t}}}{\longleftrightarrow}}2{N_{2{\text{ }}(k)}} + 6{H_2}{O_{\left( h \right)}},\Delta H < 0 \)Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên trong số các yếu tố sau: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.
A 5.
B 2.
C 4.
D 3.
- Câu 3 : Tính chất hóa học của lưu huỳnh là:
A chỉ có tính khử
B chỉ có tính oxi hóa
C không có tính oxi hóa, có tính khử
D vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
- Câu 4 : Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ↔2SO3 (k) (H<0). Phát biểu đúng là:
A Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
C Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
D Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
- Câu 5 : Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 41,5.
B 35,5.
C 113,5.
D 65,5.
- Câu 6 : H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất nào dưới đây?
A Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
B Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
C Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
D CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.
- Câu 7 : Sục khí clo dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là
A 0,02 mol.
B 0,015 mol.
C 0,025 mol.
D 0,01 mol.
- Câu 8 : Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A 2Fe + 3Cl2 → FeCl3.
B NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
D MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
- Câu 9 : Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A 2,80.
B 3,08.
C 4,48.
D 3,36.
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(1) Ozon có thể được dùng để tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt.(2) Sắt khi tác dụng với HCl và H2SO4 đặc nóng dư đều thu được muối sắt (II).(3) Khí SO2 có tính chất tẩy màu nên có thể phân biệt khí SO2 và CO2 bằng dung dịch thuốc tím.(4) Để pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.(5) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon.Số phát biểu đúng là
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 11 : Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric:*Nhóm thứ nhất: Cân miếng sắt 1g và thả vào cốc đựng 100ml dung dịch axit HCl 2M.*Nhóm thứ hai: Cân 1g bột sắt và thả vào cốc đựng 150ml dung dịch axit HCl 2M.Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A Diện tích bề mặt bột sắt lớn hơn.
B Nồng độ sắt bột lớn hơn.
C Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
D Cả ba nguyên nhân đều sai.
- Câu 12 : Nhận định không đúng về tính chất vật lí của HCl là
A ít tan trong nước.
B khí không màu.
C khí nặng hơn không khí.
D khí có mùi xốc.
- Câu 13 : Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là:
A ns2np6.
B ns2np5.
C ns2np3.
D ns2np4.
- Câu 14 : Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây?
A SO2 có tính oxi hóa và tính khử.
B SO2 là chất khí, màu vàng.
C SO2 làm mất màu nước brom.
D SO2 là oxit axit.
- Câu 15 : Axit H2SO4loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:
A Cu.
B Fe .
C Zn.
D Mg.
- Câu 16 : Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây:
A Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
B Có bọt khí bay lên
C Dung dịch chuyển sang màu nâu đen
D Dung dịch chuyển sang màu nâu đen
- Câu 17 : Clorua vôi là
A Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit.
B Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit.
C Clorua vôi không phải là muối.
D Muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai gốc axit.
- Câu 18 : Cho 2,8 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được bao nhiêu lít SO2 (đktc)?
A 1,86.
B 3,36.
C 1,68.
D 1,65.
- Câu 19 : Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng?
A Áp suất.
B Nhiệt độ.
C Diện tích bề mặt chất phản ứng.
D Nồng độ.
- Câu 20 : Axit H2SO4 đặc,nguội không tác dụng với kim loại nào sau đây:
A Mg
B Cu
C Fe
D Zn
- Câu 21 : Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là :
A H2S.
B SO2.
C Cl2
D O3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao