Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa...
- Câu 1 : Cho phản ứng: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) → Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).
Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng trên?A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
- Câu 2 : Cho phương trình hóa học của phản ứng : X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,2 mol/l. Sau 40s, nồng độ của chất X là 0,04 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là:
A. 4,0. 10-3 mol/(l.s)
B. 5,0. 10-3 mol/(l.s)
C. 4,0. 10-4 mol/(l.s)
D. 1,0. 10-3 mol/(l.s)
- Câu 3 : Cho phản ứng:Zn (r ) + 2HCl (dd) → ZnCl2 (dd) + H2 (k)
A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng
B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm
C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng
D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm
- Câu 4 : Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo nên tốc độ phản ứng:
A. Không thay đổi
B. Giảm.
C. Tăng.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 5 : Phương pháp nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?
A. Nấu thực phẩm trong nồi áp suất
B. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình oxi
C. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt than cốc (sản xuất gang)
D. Đậy nắp bếp lò than đang cháy
- Câu 6 : Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng A2 + B2 → 2AB được tính theo biểu thức: v = k.[A2][B2].Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên ?
A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng.
C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác.
- Câu 7 : Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lí do nào sau đây là thích hợp cho việc sử dụng nồi áp suất ?
A. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức ăn.
B. Giảm hao phí năng lượng.
C. Giảm thời gian nấu ăn.
D. Cả A, B và C đúng.
- Câu 8 : Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. đốt trong lò kín.
B. xếp củi chặt khít.
C. thổi hơi nước.
D. thổi không khí khô.
- Câu 9 : Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC.
D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao