Đề thi thử THPT QG môn Hóa - Trường THPT chuyên Th...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất ?
A Ag.
B Al.
C Cr.
D Fe.
- Câu 2 : Trong công nghiệp Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch MgCl2.
B Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.
C Điện phân nóng chảy MgCl2.
D Điện phân dung dịch MgSO4.
- Câu 3 : Cho các kim loại sau: Al, Cu, Au Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là
A Au.
B Al.
C Cu.
D Ag.
- Câu 4 : Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
A Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
B Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C Gắn đồng với kim loại sắt.
D Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
- Câu 5 : Chất có phản ứng màu với biure là
A tinh bột.
B chất béo.
C protein.
D saccarozơ.
- Câu 6 : Etylpropionat là este có mùi thơm của dứa.Công thức của etyl propionat là
A C2H5COOC2H5.
B C2H5COOCH3.
C CH3COOCH3.
D HCOOC2H5.
- Câu 7 : Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 700 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A 87,5%.
B 90,0%.
C 80,5%.
D 75,8%.
- Câu 8 : Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi nung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a và m tương ứng là
A 0,08 ; 4,8
B 0,04; 4,8.
C 0,07 ; 3,2.
D 0,14; 2,4.
- Câu 9 : Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đi metylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 4,725.
B 3,425.
C 3,825.
D 2,550.
- Câu 10 : Có bao nhiêu tripeptit mạch hở khác loại khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và valin?
A 6.
B 4.
C 7.
D 8.
- Câu 11 : Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3‑)
A 3,36 gam.
B 5,60 gam.
C 4,48 gam
D 2,40 gam.
- Câu 12 : Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+
C Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D Cu khử được Fe3+ thành Fe.
- Câu 13 : Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A 2,240 lít.
B 1,792 lít.
C 2,912 lít.
D 1,344 lít.
- Câu 14 : Cho các tơ sau: tơ xenlulozo axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilin -6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A 3.
B 1.
C 2.
D 4.
- Câu 15 : Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A (H2N)2-C4H7-COOH.
B H2N-C3H6COOH.
C H2N-C3H5(COOH)2.
D H2N- C2H4COOH.
- Câu 16 : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X dưới đâyBiết dung dịch X có chứa 3,0 gam axit CH3COOH với 2,76 gam C2H5OH, có H2SO4 đặc, làm xúc tác, thu được 2,2 gam chất lỏng Y. Hiệu suất của phản ứng tạo thành Y là
A 41,66%.
B 50,00%.
C 20,7%.
D 25,00%.
- Câu 17 : Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitorat điều chế được là
A 3,76 tấn.
B 1,10 tấn.
C 2,20 tấn.
D 2,97 tấn.
- Câu 18 : Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:Khối lượng kết tủa cực đại là m gam. Giá trị của m là
A 6,99.
B 8,55.
C 11,67.
D 10,11.
- Câu 19 : Cho các phát biểu sau:(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozo tạo ra axit gluconic.(b) ở điều kiện thường, glucozo và saccarozo đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.(c) Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α -1,4-glicozit.(e) Saccarozo bị hóa đen trong H2SO4 đặc.(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.Trong số phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 4.
B 5.
C 2.
D 3.
- Câu 20 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (ti lệ 1:1)(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ 1: 1) vào nước dư.(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A 3.
B 5.
C 2.
D 4.
- Câu 21 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A 6.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 22 : Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là
A 0,8.
B 1,4.
C 0,6.
D 1,2.
- Câu 23 : Cho các phát biểu:(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.(b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.Số phát biểu đúng là
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 24 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:X, Y, Z, T lần lượt là
A Saccarozo, glucozo, anilin, etylamin.
B Saccarozo, anilin, glucozo, etylamin.
C Etylamin, glucozo, saccarozo, anilin.
D Anilin, etylamin, saccarozo, glucozo.
- Câu 25 : Cho X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
A 29,10 gam.
B 26,10 gam.
C 12,30 gam.
D 14,55 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein