về đồng và hợp chất của đồng
- Câu 1 : Đồng có số hiệu nguyên tử là Z = 29. Cấu hình electron nguyên tử của Cu+ và Cu2+ lần lượt là:
A [Ar]3d10; [Ar]3d9
B [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1
C [Ar]3d94s1; [Ar]3d9
D [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1
- Câu 2 : Cho các thí nghiệm:(1) Cho Cu vào dung dịch AgNO3 (2) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3(3) Cho Cu vào dung dịch chứa cả Cu(NO3)2 + HCl (4) Cho Cu vào dung dịch AlCl3(5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 (6) Cho Cu vào dung dịch Mg(NO3)2(7) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (8) Cho Cu vào dung dịch HNO3Số trường hợp Cu bị oxi hóa là:
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 3 : Cho các so sánh sau về tính chất hóa học của đồng:(1) Tương tự nhôm, trong không khí khô đồng bền do có màng oxit bảo vệ(2) Tương tự bạc, đồng không tan trong dung dịch HCl loãng, do có tính khử yếu hơn H+(3) Tương tự nhôm và sắt, đồng bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội(4) Trong không khí ẩm, đồng bị bao phủ bởi lớp rỉ đồng màu xanh của CuCO3.Cu(OH)2(5) Tương tự crom, đồng không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguộiSố so sánh đúng là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Cu?
A HCl
B Fe(NO3)3
C AgNO3
D HCl có hòa tan O2
- Câu 5 : Hợp kim Cu – Zn (trong đó Zn chiếm 45%) có tính cứng, bền hơn đồng nguyên chất, thường dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển gọi là:
A Đồng thau
B Đồng bạch
C Đồng thanh
D Đồng đen
- Câu 6 : Hiện tượng xảy ra khi cho H2 qua bình đựng CuO là
A chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ
B chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen
C có khí thoát ra làm đục nước vôi trong
D không có hiện tượng gì
- Câu 7 : Khẳng định nào sau đây sai?
A Hỗn hợp Na2O + CuO không thể tan hết trong H2O
B Hỗn hợp Fe2O3 + Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl
C Hỗn hợp KNO3 + Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4
D Hỗn hợp FeS + CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl
- Câu 8 : Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là:
A 9,3 g
B 9,4 g
C 9,5 g
D 9,6 g
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Phần trăm về khối lượng Cu trong hỗn hợp X là
A 21,95%
B 41,95%
C 78,05%
D 68,05%
- Câu 10 : Cho 28,8 gam Cu vào 200ml dung dịch hỗn hợp axit HNO3 1,0 M và H2SO4 0,5 M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A 2,24 lít
B 6,72 lít
C 4,48 lít
D 1,12 lít
- Câu 11 : Có 2 thí nghiệm:Thí nghiệm 1: Cho 32g Cu vào 400ml dung dịch HNO3 3M thu được V1 lít khí NO2 duy nhất.Thí nghiệm 2: Cho 32g Cu vào 400ml dung dịch HNO3 3M và HCl 1M thu được V2 lít khí NO2 duy nhất.Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A V1 = V2
B V1 = 2V2
C 4V1 = 3V2
D V1 = 1,5V2
- Câu 12 : Cho 0,3 mol magie vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:
A 6,4 gam.
B 5,6 gam.
C 12,0 gam.
D 13,6 gam.
- Câu 13 : Cho 23,0 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và m gam hỗn hợp T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam. Giá trị của m là:
A 37,6.
B 27,7.
C 19,8.
D 42,1.
- Câu 14 : Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A 240
B 120
C 360
D 400
- Câu 15 : Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng:
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 16 : Khi cho 2,4 gam hỗn hợp CuO và oxit sắt FexOy có số mol bằng nhau, tác dụng với H2 dư thu được 1,76 gam chất rắn X. Nếu cho chất rắn X vào dung dịch HCl dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc). Công thức của oxit là:
A FeO
B Fe2O3
C Fe3O4
D FeO hoặc Fe3O4
- Câu 17 : Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và FeCO3 trong bình chân không, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,8 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia vào phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,08 mol KNO3 và 0,68 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch chỉ chứa 98,36 gam muối trung hòa của các kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2. Tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A 60,72
B 60,74
C 60,73
D 60,75
- Câu 18 : Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X lần lượt là:
A 10,5% và 13,6%
B 10,5% và 11,4%
C 13,6% và 11,4%
D 12,5% và 11,8%
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein