Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 8 Phép đồng dạng
- Câu 1 : Cho hình chữ nhật ABCD với AC=2AB. Gọi Q là phép quay tâm A góc quay \(\varphi = (AB,AC),\) V là phép vị tự tâm A tỉ số 2, F là phép hợp thành của V và Q. F biến đường tròn tâm B, bán kính BA thành đường nào sau đây?
A. Đường tròn tâm D, bán kính DB.
B. Đường tròn tâm C, bán kính CA.
C. Đường tròn tâm D, bán kính DC.
D. Đường tròn tâm A, bán kính AC.
- Câu 2 : Cho hai đường tròn (I;R) và (I’;2R) tiếp xúc ngoài nhau tại O, d là đường thẳng tiếp xúc với hai đường tròn tại O. Gọi V là phép vị tự tâm O tỉ số k. Đ là phép đối xứng qua đường thẳng d, F là phép hợp thành của Đ và V. Với giá trị của k bằng bao nhiêu thì F biến (I;R) thành (I’;2R)?
A. k=2
B. k=-2
C. \(k = - \frac{1}{2}\)
D. \(k = \frac{1}{2}\)
- Câu 3 : Cho các khẳng định sau:(I) Hai hình vuông bất kì đều đồng dạng nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 4 : Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \((C):{x^2} + {y^2} - 2x - 2y - 2 = 0.\) Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc \({90^0}\) và phép vị tự tâm O tỉ số -2. Phương trình của (C’) là:
A. \({x^2} + {y^2} - 4x - 4y - 8 = 0.\)
B. \({x^2} + {y^2} - 4x + 4y - 8 = 0.\)
C. \({x^2} + {y^2} + 4x - 4y - 8 = 0.\)
D. \({x^2} + {y^2} + 4x + 4y - 8 = 0.\)
- Câu 5 : Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai hình thang ILKI và IHDC đồng dạng với nhau theo tỉ số \(k = \frac{1}{4}.\)
B. Hai hình thang ILKI và IHDC đồng dạng với nhau theo tỉ số \(k = \frac{1}{2}.\)
C. Hai hình thang ILKI và IHDC đồng dạng với nhau theo tỉ số \(k = \frac{2}{3}.\)
D. Hai hình thang ILKI và IHDC không đồng dạng với nhau.
- Câu 6 : Cho hình chữ nhật ABCD tâm I. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, CD, CI, FC. Phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm I biến tứ giác IGHF thành:
A. AIFD
B. BCFI
C. CIEB
D. DIEA
- Câu 7 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 1/2 và phép đối xứng trục Ox biến điểm M(4;2) thành điểm có tọa độ.
A. (2;-1)
B. (8;1)
C. (4;-2)
D. (8;4)
- Câu 8 : Cho hình thoi ABCD tâm O. Gọi E, F, M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, BC, AD. P là phép đồng dạng biến tam giác OCF thành tam giác CAB. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. P hợp thành bởi phép đối xứng tâm O và phép vị tự tâm A tỉ số k = 2
B. P hợp thành bởi phép đối xứng trục AC và phép vị tự tâm C tỉ số k = 2
C. P hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm O
D. P hợp thành bởi phép đối xứng trục BD và phép vị tự tâm O tỉ số k = -1
- Câu 9 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 3 và phép đối xứng trục Ox, biến đường thẳng d: x - y - 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.
A. x-y+3=0
B. x+y-3=0
C. x+y+3=0
D. x-y+2=0
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau