Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý Sở GD&ĐT Thanh Hóa...
- Câu 1 : Trong mẫu nguyên tử Bo, êlectron trong nguyên tử chuyển động trên các quỹ đạo dừng có bán kính rn = n2r0 (r0 là bán kính Bo, nN*). Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng thứ m về quỹ đạo dừng thứ n thì bán kính giảm bớt 21ro và nhận thấy chu kỳ quay của êlectron quanh hạt nhân giảm bớt 93,6%. Bán kính của quỹ đạo dừng thứ m có giá trị là
A 25r0.
B 4r0.
C 16r0.
D 36r0.
- Câu 2 : Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Biết hằng số Plăng là h, tốc độ ánh sáng trong chân không là c, năng lượng của một phôtôn ánh sáng đơn sắc trên là
A \({{\user2{c\lambda }} \over \user2{h}}\)
B hλ
C \({{\user2{h\lambda }} \over \user2{c}}\)
D \({{\user2{hc}} \over \user2{\lambda }}\)
- Câu 3 : Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rℓ, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Mối liên hệ nào dưới đây giữa góc khúc xạ của các tia sáng ở trên là đúng?
A rt < rℓ < rđ.
B rℓ = rt = rđ.
C rđ < rℓ < rt.
D rt < rđ < rℓ.
- Câu 4 : Giới hạn quang điện của natri là 0,5µm. Công thoát của kẽm lớn hơn công thoát của natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm xấp xỉ bằng
A \(0,7\,\,\mu m.\)
B \(0,9\,\,\mu m.\)
C \(0,36\,\,\mu m.\)
D \(0,63\,\,\mu m.\)
- Câu 5 : Một máy biến áp lí tưởng, từ thông xuyên qua mỗi vòng dây của cuộn sơ cấp có biểu thức Φ = 2cos(100πt) mWb. Cuộn thứ cấp của máy biến áp có 1000 vòng dây, suất điện động xuất hiện ở cuộn thứ cấp của máy biến áp có giá trị là
A 100πcos(100πt – \({{\rm{\pi }} \over {\rm{2}}}\)) V.
B 100πcos(100πt) V.
C 200πcos(100πt – \({{\rm{\pi }} \over {\rm{2}}}\)) V.
D 200πcos(100πt) V.
- Câu 6 : Với hiện tượng phản xạ toàn phần, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất bé hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.
B Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
C Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn.
D Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
- Câu 7 : Khi nói về tia phát biểu nào sau đây là sai?
A Tia là dòng các hạt nhân nguyên tử heli .
B Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C Tia phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
D Khi đi trong không khí, tia làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
- Câu 8 : Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) đang đứng yên thì phóng xạ α. Ngay sau đó, động năng của hạt α.
A bằng động năng của hạt nhân con.
B nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
C bằng không.
D lớn hơn động năng của hạt nhân con.
- Câu 9 : Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm \( L ={{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 3}}}}} \over {\rm{\pi }}}H\) và một tụ điện có điện dung \(C = {{\rm{1}} \over {\rm{\pi }}}nF\). Bước sóng của sóng điện từ mà mạch có thể phát ra bằng
A 6000 m.
B 600 m.
C 60 m.
D 6 m.
- Câu 10 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, cố định màn ảnh, mặt phẳng chứa hai khe sáng rồi tiến hành hai lần thí nghiệm như sau:- Lần 1: Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 μm thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp cách nhau 9 mm.- Lần 2: Chiếu hai khe bằng ánh sáng đa sắc gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì người ta thấy tại M cách vân trung tâm 10,8 mm có một vân sáng cùng màu vân sáng trung tâm, trong khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vân sáng có màu giống vân trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2 là
A 0,65 μm.
B 0,76 μm.
C 0,38 μm.
D 0,4 μm.
- Câu 11 : Trong hình là đồ thị biểu diễn sự biến đổi của điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch xoay chiều và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó theo thời gian. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ lệch pha giữa u(t) và i(t)?
A u(t) nhanh pha so với i(t) một góc \({{{\rm{2\pi }}} \over {\rm{3}}}\) rad.
B u(t) nhanh pha so với i(t) một góc \({{{\rm{\pi }}} \over {\rm{2}}}\) rad.
C u(t) chậm pha so với i(t) một góc \({{{\rm{2\pi }}} \over {\rm{3}}}\) rad.
D u(t) chậm pha so với i(t) một góc \({{{\rm{\pi }}} \over {\rm{2}}}\) rad.
- Câu 12 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm một tụ điện, một cuộn dây và một biến trở R mắc nối tiếp, điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch ổn định. Cho R thay đổi ta thấy: Khi Ω thì công suất tiêu thụ của biến trở có giá trị lớn nhất là P0; Khi thì công suất tiêu thụ của mạch AB có giá trị lớn nhất là 2P0. Giá trị của bằng
A 12,4 Ω.
B 60,8 Ω.
C 45,6 Ω
D 15,2 Ω.
- Câu 13 : Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một nhóm học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đầu tiên đặt vật sáng song song với màn, sau đó đặt thấu kính vào trong khoảng giữa vật và màn sao cho vật, thấu kính và màn luôn song song với nhau. Điều chỉnh vị trí của vật và màn đến khi thu được ảnh rõ nét của vật trên màn. Tiếp theo học sinh cố định thấu kính, cho vật dịch chuyển dọc theo trục chính, lại gần thấu kính 2 cm, lúc này để lại thu được ảnh của vật rõ nét trên màn, phải dịch chuyển màn dọc theo trục chính một đoạn 30 cm, nhưng độ cao của ảnh thu được lúc này bằng \({{\rm{5}} \over {\rm{3}}}\) độ cao ảnh lúc trước. Giá trị của f là
A 15 cm.
B 24 cm.
C 10 cm.
D 20 cm.
- Câu 14 : Công suất bức xạ toàn phần của Mặt Trời là P = 3,9.1026 W. Phản ứng hạt nhân trong lòng Mặt Trời là phản ứng tổng hợp hiđrô thành heli và lượng heli tạo thành trong một năm (365 ngày) là 1,945.1019 kg. Khối lượng hiđrô tiêu thụ một năm trên Mặt Trời xấp xỉ bằng
A \(1,{958.10^{19}}\,\,kg.\)
B \(0,{9725.10^{19}}\,\,kg.\)
C \(3,{89.10^{19}}\,\,kg.\)
D \(1,{945.10^{19}}\,\,kg.\)
- Câu 15 : Các điểm sáng M (màu đỏ) và N (màu lục) dao động điều hòa cùng biên độ trên trục Ox quanh gốc tọa độ O. Chu kỳ dao động của M gấp 3 lần của N. Ban đầu M và N cùng xuất phát từ gốc tọa độ, chuyển động cùng chiều. Khi gặp nhau lần đầu tiên, M đã đi được 10 cm. Quãng đường N đi được trong thời gian trên là
A (20\(sqrt2\)- 10) cm.
B \({{{\rm{50}}} \over {\sqrt {\rm{3}} }} cm\)
C (30\(\sqrt3\)- 10) cm.
D 30 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất