Phương pháp sử dụng vòng tròn lượng giác trong mạc...
- Câu 1 : Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos(120πt – π/3) A. Thời điểm thứ 2009 cường độ dòng điện tức thời bằng cường độ hiệu dụng là:
A 12049/1440 s
B 24097/1440 s
C 24113/1440 s
D Đáp án khác
- Câu 2 : Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch u = 240sin100πt (V). Thời điểm gần nhất sau đó để điện áp tức thời đạt giá trị 120V là :
A 1/600s
B 1/100s
C 0,02s
D 1/300s
- Câu 3 : Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = 2cos(100πt - π), tính bằng giây (s). Dòng điện có cường độ tức thời bằng không lần thứ ba vào thời điểm
A 5/200 s.
B 3/100 s.
C 7/200 s.
D 9/200 s.
- Câu 4 : Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một điện áp xoay chiều 119V – 50Hz. Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn 84V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kỳ là bao nhiêu?
A ∆t = 0,0100s.
B ∆t = 0,0133s.
C ∆t = 0,0200s.
D ∆t = 0,0233s.
- Câu 5 : Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos100πt. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dđ tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm
A 1/400 s và 2/400 s
B 1/500 s và 3/500 s
C 1/300 s và 2/300 s
D 1/600 s và 5/600 s
- Câu 6 : Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng U=120V tần số f=60Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn V. Thời gian đèn sáng trong mỗi giây là:
A 1/2 s
B 1/3 s
C 2/3 s
D 1/4 s
- Câu 7 : Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = U0cos(100πt + π/2)V. Những thời điểm t nào sau đây điện áp tức thời \(u = {{{U_0}} \over {\sqrt 2 }}\)
A 1/400 s
B 7/400 s
C 9/400 s
D 11/400 s
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng U=120V tần số f=60Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn V. Tỉ số thời gian đèn sáng và đèn tắt trong 30 phút là:
A 2 lần
B 0,5 lần
C 3 lần
D 1/3 lần
- Câu 9 : Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos100πt. Trong mỗi nửa chu kỳ, khi dòng điện chưa đổi chiều thì khoảng thời gian để cường độ dòng điện tức thời có giá trị tuyệt đối lớn hơn hoặc bằng 0,5I0 là
A 1/300 s
B 2/300 s
C 1/600 s
D 5/600s
- Câu 10 : Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ khi tụ bắt đầu phóng điện đến thời điểm mà năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là
A Δt = T/2.
B Δt = T/6.
C Δt = T/4.
D Δt = T/8.
- Câu 11 : Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ thời điểm năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường đến thời điểm mà năng lượng điện trường của mạch đạt giá trị cực đại là
A Δt = T/2.
B Δt = T/4.
C Δt = T/12.
D Δt = T/8.
- Câu 12 : Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ thời điểm năng lượng điện trường bằng 3 lần năng lượng từ trường đến thời điểm mà năng lượng điện trường của mạch đạt giá trị cực đại là
A Δt = T/6.
B Δt = T/4.
C Δt = T/12.
D Δt = T/2.
- Câu 13 : Một mạch dao động LC có hệ số tự cảm của cuộn dây là L = 5 (mH), điện dung của tụ điện là C = 50 (μF). Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm tụ bắt đầu phóng điện đến thời điểm năng lượng của mạch tập trung hoàn toàn ở cuộn cảm là
A Δt = π/1000 (s)
B Δt = π/2000 (s)
C Δt = π/3000 (s)
D Δt = π/4000 (s)
- Câu 14 : Cho một mạch dao động lí tưởng LC. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây đạt cực đại đến thời điểm mà năng lượng từ trường của mạch bằng năng lượng điện trường là 10–6 (s). Chu kỳ dao động của mạch là
A T = 10–6 (s).
B T = 4.10–6 (s).
C T = 3.10–6 (s).
D T = 8.10–6 (s).
- Câu 15 : Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung C = \({{0,1} \over \pi }\) (μF). Tính khoảng thời gian từ lúc hiệu điện thế trên tụ cực đại U0 đến lức hiệu điện thế trên tụ u = \({{{U_0}} \over 2}\)?
A Δt = 3 (μs).
B Δt = 1 (μs).
C Δt = 2 (μs).
D Δt = 6 (μs).
- Câu 16 : Trong mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, chu kỳ dao động của mạch là T = 10–6 (s), khoảng thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường
A Δt = 2,5.10–5 (s).
B Δt = 10–6 (s).
C Δt = 5.10–7 (s).
D Δt = 2,5.10–7 (s).
- Câu 17 : Một mạch dao động \(LC\) lí tưởng có \(L = 2\,\,mH;\,\,C = 8\,\,pF\), lấy \({\pi ^2} = 10\). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến thời điểm mà năng lượng điện trường của mạch bằng ba lần năng lượng từ trường là
A \(\Delta t = {2.10^{ - 7}}\,\,\left( s \right)\)
B \(\Delta t = {10^{ - 7}}\,\,\left( s \right)\)
C \(\Delta t = \dfrac{{{{10}^{ - 7}}}}{{75}}\,\,\left( s \right)\)
D \(\Delta t = \dfrac{{{{10}^{ - 6}}}}{{15}}\,\,\left( s \right)\).
- Câu 18 : Trong mạch dao động tụ điện được cấp một năng lượng W = 1 (μJ) từ nguồn điện một chiều có suất điện động e = 4 V. Cứ sau những khoảng thời gian như nhau Δt = 1 (μs) thì năng lượng trong tụ điện và trong cuộn cảm lại bằng nhau. Xác định độ tự cảm L của cuộn dây ?
A L = \({{34} \over {{\pi ^2}}}\) (μH).
B L = \({{35} \over {{\pi ^2}}}\) (μH).
C L = \({{32} \over {{\pi ^2}}}\) (μH).
D L = \({{30} \over {{\pi ^2}}}\) (μH).
- Câu 19 : Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ có điện dung. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động e = 6 V cung cấp cho mạch một năng lượng W = 5 (μJ) thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt = 1 (μs) dòng điện trong mạch triệt tiêu. Giá trị của L là
A L = \({3 \over {{\pi ^2}}}\)(μH).
B L = \({2,6 \over {{\pi ^2}}}\)(μH).
C L = \({1,6 \over {{\pi ^2}}}\)(μH).
D L = \({3,6 \over {{\pi ^2}}}\)(μH).
- Câu 20 : Mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện tức thời trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,04cos(ωt) A. Xác định giá trị của C biết rằng, cứ sau những khoảng thời gian nhắn nhất Δt = 0,25 (μs) thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau và bằng \({{0,8} \over \pi }\)(μJ).
A C = \({{125} \over {{\pi ^2}}}\) (pF).
B C = \({{100} \over {{\pi ^2}}}\) (pF).
C C = \({{120} \over {{\pi ^2}}}\) (pF).
D C = \({{25} \over {{\pi ^2}}}\) (pF).
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất