Đề thi online bài tập về axit tiết 1
- Câu 1 : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A 0,8.
B 0,3.
C 0,2
D 0,6.
- Câu 2 : Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức X và một axit no, đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A CH3 -COOH và HOOC- CH2 –COOH.
B H-COOH và HOOC-COOH.
C CH3-COOH và HOOC- CH2-CH2-COOH.
D CH3CH2-COOH và HOOC-COOH
- Câu 3 : Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là
A 46,67%.
B 74,59%.
C 25,41%.
D 40,00%.
- Câu 4 : Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là
A CH3COOHvà C2H5COOH.
B CH2=CHCOOHvà CH2=C(CH3)COOH.
C HCOOH và C2H5COOH.
D CH3COOH và CH2=CHCOOH.
- Câu 5 : Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là:
A 18,24
B 34,20.
C 22,80
D 27,36.
- Câu 6 : Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A 72,22%.
B 65,15%.
C 27,78%.
D 35,25%.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là:
A 4,08.
B 6,12.
C 8,16.
D 2,04.
- Câu 8 : Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là
A 11,4 gam.
B 19,0 gam.
C 9,0 gam.
D 17,7 gam.
- Câu 9 : Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là
A CH3COOH và C2H5COOH.
B C2H5COOH và C3H7COOH.
C C3H5COOH và C4H7COOH.
D C2H3COOH và C3H5COOH.
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là
A 9,18.
B 15,30.
C 12,24.
D 10,80.
- Câu 11 : Ancol X (MX= 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 7:4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là:
A 1.
B 3.
C 2.
D 4.
- Câu 12 : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Lấy m gam X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,7 mol CO2. Nếu lấy m gam X tác dụng vừa đủ với etylen glycol (giả sử hiệu suất phản ứng 100%, sản phẩm chỉ có nhóm chức este) thì khối lượng este thu được là:
A (m+ 30,8) gam
B (m+9,1) gam
C (m+15,4) gam
D (m+ 20,44) gam
- Câu 13 : Có 2 dung dịch axit no đơn chức A1 và A2. Trộn 1 lít A1 với 2 lít A2 thu được 3 lít dung dịch X, để trung hòa 7,5 ml dung dịch X cần dùng 12,5 ml dung dịch NaOH (dung dịch B) và tạo ra 1,165 gam muối khan. Trộn 2 lít A1 với 1 lít A2 thu được 3 lít dung dịch Y. Để trung hòa 7,5 ml Y cần dùng 10 ml dung dịch B và tạo ra 0,89 gam muối khan. Xác định công thức của A1 và A2 biết rằng số nguyên tử C trong mỗi phân tử không quá 4.
A CH3COOH và C2H5COOH
B HCOOH và C2H5COOH
C CH3COOH và C3H7COOH
D HCOOH và C3H7COOH
- Câu 14 : Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH; C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH; HOOC(CH2)4COOH. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần vừa đủ 10,08 lít không khí (gồm 20% thể tích là O2, còn lại là N2) được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị m gần nhất với giá trị nào nhất dưới đây?
A 2,75
B 4,25
C 2,25
D 3,75
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y chỉ gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A 14,44 gam
B 18,68 gam
C 13,32 gam
D 19,04 gam
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là:
A 7,09
B 5,92
C 6,53
D 5,36
- Câu 17 : Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic đa chức X và Y (có số mol bằng nhau), axit cacboxylic đơn chức Z (phân tử các chất có số nguyên tử cacbon không lớn hơn 4 và đều mạch hở, không phân nhánh). Trung hòa m gam T cần 510 ml dung dịch NaOH 1M; còn nếu cho m gam T vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn lượng T trên, thu được CO2 và 0,39 mol H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng không thu được kết tủa. Phần trăm khối lượng của Z trong T là:
A 54,28%
B 62,76%
C 60,69%
D 57,84%
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime