ôn tập học kì I
- Câu 1 : Nguyên tố natri (Z=11) có cấu hình electron là:
A 1s22s22p63s1.
B 1s22s22p6.
C 1s22s22p63s23p6.
D 1s22s22p63s23p64s1.
- Câu 2 : Nguyên tố X có điện tích hạt nhân Z = 8. X là:
A Kim loại.
B Phi kim.
C Không xác định.
D Cả kim loại và phi kim.
- Câu 3 : Nguyên tố Z có số hiệu nguyên tử là 17. Vị trí của Z trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A Chu kỳ 3 nhóm VIIA.
B Chu kỳ 3 nhóm IA.
C Chu kỳ 4 nhóm VIIA.
D Chu kỳ 4 nhóm IA.
- Câu 4 : Kali (K) có Z = 19. Cấu hình electron của ion K+ là:
A 1s22s22p6.
B 1s22s22p63s1.
C 1s22s22p63s23p6.
D 1s22s22p63s23p64s1.
- Câu 5 : Nitơ (N) có Z = 7. Cấu hình electron của ion N3- là:
A 1s22s22p3.
B 1s22s22p6.
C 1s22s22p63s23p3.
D 1s22s22p63s23p6.
- Câu 6 : Cấu hình electron của Cu (Z = 29) là:
A 1s22s22p63s23p6d94s2.
B 1s22s22p63s23p63d104s1.
C 1s22s22p63s23p64s23d9.
D 1s22s22p63s23p64s13d10.
- Câu 7 : Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là:
A 1s22s22p63s23p63d64s2.
B 1s22s22p63s23p63d5.
C 1s22s22p63s23p63d34s2.
D 1s23s22p63s23p63d6.
- Câu 8 : Vị trí của Fe (Z = 26) trong bảng HTTH là:
A Chu kỳ 4 nhóm IIB.
B Chu kỳ 4 nhóm VIIIB.
C Chu kỳ 3 nhóm VIB.
D Chu kỳ 3 nhóm IIB.
- Câu 9 : Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p5. Vậy X có số hiệu nguyên tử là:
A 11
B 13
C 15
D 17
- Câu 10 : Số nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Cho các nhận định sau:(1) Chất khử là chất nhường electron trong quá trình phản ứng.(2) Chất oxi hoá là chất nhận electron trong quá trình phản ứng.(3) Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhường electron của chất khử.(4) Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhận electron của chất oxi hoá.(5) Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng xảy ra đồng thời cả sự khử lần sự oxi hoá.(6) Có phản ứng oxi hoá khử chỉ xảy ra quá trình khử hoặc chỉ xảy ra quá trình oxi hoá.Số nhận định chính xác là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 12 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. số khối của X là:
A 11
B 12
C 23
D 34
- Câu 13 : Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
A 11
B 12
C 19
D 20
- Câu 14 : Trong tự nhiên, hidro có hai đồng vị bền là 1H và 2H. Còn oxi có ba đồng vị là 16O, 17O và 18O. Số phân tử nước (H2O) có thể tạo thành từ các đồng vị trên là:
A 6
B 9
C 12
D 18
- Câu 15 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 58 hạt. Trong hạt nhân của X, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện 1 hạt. Vị trí của X trong bảng HTTH là:
A chu kỳ 3 nhóm IA.
B chu kỳ 4 nhóm IA.
C chu kỳ 3 nhóm VIIA.
D chu kỳ 4 nhóm VIIA.
- Câu 16 : Nguyên tố Y thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH. Trong oxit cao nhất, Y chiếm 40% về khối lượng. Vậy Y là:
A S.
B O.
C N.
D P.
- Câu 17 : Nguyên tố T có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí với hidro, T chiếm 82,35% về khối lượng. Trong oxit cao nhất, T chiếm % về khối lượng là:
A 17,65%.
B 25,93%.
C 74,08%.
D 43,66%.
- Câu 18 : Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng HTTH có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Biết ZA < ZB. Vị trí của A trong HTTH là
A Chu kì 3, nhóm IIIA
B Chu kì 3, nhóm IIA
C Chu kì 2, nhóm IIA
D Chu kì 2, nhóm IIIA
- Câu 19 : Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại đó là:
A Be.
B Mg.
C Ca.
D Ba.
- Câu 20 : Cho 8,15 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc cùng nhóm IA, tác dụng với H2O dư thì thu được 2,8 lít khí H2 ở đktc. Hai nguyên tố đó là:
A Li và Na.
B Na và K.
C K và Rb.
D Li và K.
- Câu 21 : Cho hỗn hợp X gồm hai nguyên tố thuộc nhóm IIA ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH. Hoà tan hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là:
A 31,58%.
B 68,42%.
C 47,37%.
D 52,63%.
- Câu 22 : Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số hạt mang điện của X và Y là 52 hạt. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử lớn hơn là:
A F.
B Cl.
C O.
D S.
- Câu 23 : Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3 rất không bền, bị phân huỷ tạo ra CO2, H2O, N2 và O2. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít. Thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1kg chất nổ này.
A 237,5 lít.
B 1595 lít.
C 16,6 lít.
D 704,4 lít.
- Câu 24 : Cho các phản ứng sau:(1) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.(2) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.(3) Fe + HCl → FeCl2 + H2.(4) NaOH + HCl → NaCl + H2O.(5) SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O.(6) NO2 + NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.(7) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.(8) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + SO2 + NO + H2O.(9) Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O.(10) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.Số phản ứng oxi hoá khử là:
A 7
B 8
C 9
D 10
- Câu 25 : Hoà tan hoàn toàn 2,24 gam kim loại R chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch gồm muối nitrat của kim loại R và 0,896 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối thu được là:
A 9,68g
B 7,2g
C 4,84
D 3,6
- Câu 26 : Cho các chất: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), NaF (3), H2CO3 (4), KNO3 (5), HClO (6), KClO (7). Trong các chất trên, số chất mà phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là :
A (2), (5), (7).
B (1), (2), (6).
C (2),(3) (5), (7).
D (1), (2), (5), (7).
- Câu 27 : pH của 100ml dung dịch HCl 0,1M là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 28 : Axit axetic (CH3COOH) loãng thường được gọi là giấm ăn, được sử dụng nhiều trong đời sống. Xác định pH của dung dịch CH3COOH 0,01M biết Ka = 10-4,75.
A 1
B 2
C 2,28
D 3,38
- Câu 29 : Dung dịch X gồm: x mol Na+, y mol Cu2+, 0,1 mol Cl- và 0,15 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 28,95 gam muối. Giá trị của y là:
A 0,1 mol.
B 0,2 mol.
C 0,3 mol.
D 0,4 mol.
- Câu 30 : Hoà tan 0,1 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat. Giá trị của a là:
A 0,01 mol.
B 0,05 mol.
C 0,1 mol.
D 0,5 mol.
- Câu 31 : Nhận định nào sau đây chính xác về photpho:
A Photpho trắng là chất rắn màu trắng, bền với nhiệt, không độc.
B Photpho trắng tan tốt trong nước.
C Photpho đỏ là chất rắn bột màu đỏ, kém bền ở nhiệt độ thường.
D Photpho trắng khi đun nóng (trong điều kiện không có không khí) ở 250oC chuyển thành photpho đỏ.
- Câu 32 : Dạng thù hình nào sau đây không phải của cacbon:
A Than chì.
B Kim cương.
C Fuleren.
D Lỏng.
- Câu 33 : Silic đioxit (SiO2) tan được trong
A dung dịch HNO3.
B dung dịch HCl.
C dung dịch HF.
D dung dịch H2SO4 (đặc, nóng).
- Câu 34 : Khí nào sau đây là khí độc:
A CO2.
B CO.
C N2.
D O2.
- Câu 35 : Dẫn CO (dư) qua hỗn hợp rắn X gồm: CuO, MgO, Fe3O4. Chất rắn thu được sau phản ứng (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) là:
A Cu, Mg, Fe.
B Cu, MgO, Fe.
C CuO, Mg, FeO.
D Cu, MgO, FeO.
- Câu 36 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A 10,6.
B 12,6.
C 16,6.
D 18,6.
- Câu 37 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A 19,7 gam.
B 11,82 gam.
C 7,88 gam.
D 13,79 gam.
- Câu 38 : Hấp thụ V lít CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A 3,36 lít.
B 5,6 lít.
C 3,36 lít hoặc 5,6 lít.
D 3,36 lít hoặc 8,96 lít.
- Câu 39 : Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam kim loại R có hoá trị II bằng dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
A Mg.
B Zn.
C Fe.
D Cu.
- Câu 40 : Chất nào sau đây có nhiều công thức cấu tạo khác nhau:
A CH4.
B C2H6O.
C C3H8.
D C2H4.
- Câu 41 : Chất nào sau đây không thuộc cùng dãy đồng đẳng với các chất còn lại (biết các chất đều mạch hở):
A C2H4.
B C3H6.
C C4H10.
D C6H12.
- Câu 42 : Phương pháp dùng để tinh chế các chất có nhiệt độ sôi khác nhau (đủ lớn) là:
A Phương pháp chưng cất.
B Phương pháp chiết.
C Phương pháp kết tinh.
D Phương pháp điện phân.
- Câu 43 : Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là:
A CH3 – CH2 – CH2 – OH.
B CH3 – O – CH2 – CH3.
C CH3 – CH(CH3) – OH.
D CH3 – CH2 – OH – CH2.
- Câu 44 : Trong phân tử hợp chất hữu cơ X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73% còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất của X là
A C3H5O2N.
B C2H5O2N.
C C4H9O2N.
D C3H7O2N.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao