Giao thoa sóng
- Câu 1 : Chọn câu đúng.Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có
A cùng biên độ
B cùng tần số.
C Cùng pha ban đầu.
D cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- Câu 2 : Hai nguồn phát sóng nào dưới đây chắc chắn là hai nguồn kết hợp ?Hai nguồn có
A cùng tần số.
B cùng biên độ dao động,
C cùng pha ban đầu.
D cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- Câu 3 : Hãy chọn phát biểu đúng.Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng
A một bội số của bước sóng.
B một ước số nguyên của bước sóng,
C một bội số lẻ của nửa bước sóng.
D một ước số của nửa bước sóng.
- Câu 4 : Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A dao động với biên độ cực đại.
B dao động với biên độ cực tiểu.
C không dao động.
D dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
- Câu 5 : Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
A lệch pha nhau góc π/3
B cùng pha nhau
C ngược pha nhau.
D lệch pha nhau góc π/2
- Câu 6 : Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos20πt (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s.Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyển đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
A 1 mm.
B 0 mm.
C 2 mm.
D 4 mm.
- Câu 7 : Hai nguồn sóng S1, S2 trên mặt chặt lỏng, cách nhau 18 cm, dao động cùng pha với tần số 20 Hz. Tốc độ sóng là 1,2 m/s. Số điểm trên đoạn S1, S2 dao động với biên độ cực đại là
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 8 : ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt(mm) và u1 = 5cos(40π + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
A 11
B 9
C 10
D 8
- Câu 9 : Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ?
- Câu 10 : Nêu công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa trong giao thoa sóng hai nguồn cùng pha?
- Câu 11 : Nêu công thức xác định vị trí các cực tiểu giao thoa trong giao thoa sóng hai nguồn cùng pha?
- Câu 12 : Nêu điều kiện giao thoa.
- Câu 13 : Trong thí nghiệm ở hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 .
- Câu 14 : Trong thí nghiệm ở hình 8.1, khoảng cách giữa hai điểm S1 và S2 là d = 11cm. Cho cần rung, ta thấy điểm S1, S2 gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số cần rung là 26 Hz, hãy tính tốc độ truyền sóng.
- Câu 15 : Hai điểm S1, S2 trên mặt một chất lỏng, cách nhau 18 cm, dao động cùng pha với biên độ A và tần số f = 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 1,2 m/s. Hỏi giữa S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng (cực đại của giao thoa) hình hypebol ?
- Câu 16 : Gõ nhẹ cần rung thì hai điểm S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng u = Acos2πft. Hãy viết phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đềuS1, S2 một khoảng d = 8 cm.
- Câu 17 : Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được một hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1, S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu ? Với khoảng cách ấy thì giữa hai điểm S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol ?
- Câu 18 : Giữa hai điểm S1S2 có bao nhiêu đường hypebol, tại đó, chất lỏng dao động mạnh nhất ?
- Câu 19 : Viết biểu thức của dao động tại điểm M, cách đều S1, S2 một khoảng 8 cm, và tại điểm M' nằm trên đường trung trực của S1, S2 và cách đường S1S2 một khoảng 8 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất