vào chuyên vật lí trường THPT chuyên KHTN Hà N...
- Câu 1 : Thả nhẹ một cốc rỗng hình trụ theo phương thẳng đứng, miệng cố hướng lên trên vào một chất lỏng X thì khi cân bằng cốc nổi và miệng cốc cách mặt chất lỏng một khoảng h1 = 5,0 cm. Đổ nhẹ cát vào cốc đến khi khối lượng cát trong ống là m1 = 0,2kg thì cốc bắt đầu chìm. Thả nhẹ cốc trên (lúc đầu chưa có cát) vào bình đựng chất lỏng Y thì miệng cốc cách mặt chất lỏng một khoảng là h2 = 6,0 cm. Đổ nhẹ m2 = 0,3kg cát vào cốc thì cốc bắt đầu chìm. Trong toàn bộ các quá trình trên cốc luôn luôn giữ ở vị trí thẳng đứng.a. Tìm tỷ số khối lượng riêng của hai chất lỏng X và Y.b. Tìm chiều cao và khối lượng của cốc.
- Câu 2 : Để nghiên cứu tính chất nhiệt của chất rắn X (không tan trong nước) người ta làm thí nghiệm sau: Thả miếng chất rắn X có khối lượng m1 = 2kg ở nhiệt độ t1 = 20 oC vào bình chứa ở nhiệt độ t2 = 90 oC thì khi cân bằng, nhiệt độ của hệ là tCB = 70 oC. Nhiệt dung riêng của chất X ở 20 oC là c1 = 840 J/(kg.K), nhiệt dung riêng của nước là không đổi và bằng c2 = 4200 J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường.a. Coi rằng nhiệt dung riêng của chất X cũng không thay đổi. Tìm khối lượng nước trong bình.b. Trên thực tế, khối lượng nước trong bình chính xác là m2 = 1,05 kg. Sự sai lệch so với kết quả tính được trong phần trên là do nhiệt dung riêng cx của chấ X phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ t. Giả thiết sự phụ thuộc đó được mô tả bằng quy luật cx = c0(1 + αt) trong đó t là nhiệt độ của chất X tính theo đơn vị oC, c0 và α là các hằng số. Hãy xác định c0 và α.
- Câu 3 : Bộ bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế không đổi U qua một điện trở RS (Hình 1). Điện trở các bóng đèn cùng bằng R và không phụ thuộc vào hiệu điện thế. Khi có n1 = 2 hoặc n2 = 9 bóng đèn mắc song song vào M và N thì tổng công suất tiêu thụ trên các bóng đèn trong cả hai trường hợp đều bằng P.a. Hỏi khi có n bóng đèn mắc song song vào M và N thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn là bao nhiêu (biểu diễn kết quả theo P và n)?b. Tìm n để tổng công suất tiêu thụ của bộ bóng đèn lớn nhất.
- Câu 4 : Người ta tìm thấy trong bản thảo của Snell một sơ đồ quang học, mà theo mô tả đi kèm thì đó là hình vẽ ảnh của một đoạn thẳng AB qua một thấu kính (A và B đều nằm ở trước thấu kính). Do để lâu ngày nên nét vẽ bị nhoè và nay chỉ còn thấy rõ 4 điểm trong đó 3 điểm nằm ở các đỉnh của tam giác vuông cân (vuông tại A) và một điểm ở trọng tâm của tam giác đó (Hình 2). Các điểm trên hình vẽ là các điểm ở hai đầu của vật và hai đầu của ảnha. Điểm B là điểm nào trên hình vẽ? Hãy giải thích.b. Bằng cách vẽ, hãy khôi phục vị trí quang tâm và các tiêu điểm của thấu kính.c. Biết tiêu cự của thấu kính là f = 6cm. Tìm chiều dài AB của vật và góc nghiêng của vật AB với trục chính của thấu kính.
- Câu 5 : Cho mạch điện như Hình 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U. Các ampe kế giống nhau có cùng điện trở RA. Giá trị điện trở R = 12Ω; Rx là biến trở. Khi Rx = 12Ω thì ampe kế A1 chỉ I1 = 120 mA, ampe kế A2 chỉ I2 = 40mA, dòng qua ampe kế A2 có chiều từ M đến N.a. Tìm RA và U.b. Tìm Rx để tổng số chỉ của ampe kế là 410 mA.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn