Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Địa lí lớp 12
Dựa vào hình 41.3 (SGK trang 188), hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Có sự khác nhau giữa cơ cấu sử dụng đất ở 2 vùng đồng bằng : Đất sản xuất nông nghiệp : ở cả 2 vùng diện tích đất này đều chiếm tỉ trọng lớn nhất, ở ĐBSCL chiểm tỉ trọng lớn hơn 63,4 %, ĐBSH là 51,2 %. Đất lâm nghiệp : ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 8,8 %, ở ĐBSH chiếm tỉ trọng lớn thứ 4 8,3 %.
Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần phải giải quyết những vấn đề sau : Vấn đề sử dụng đất: đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của ĐBSCL nhưng diện tích đất phù sa ngọt chỉ chiếm 30%, còn lại là đất phèn và đất mặn, cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liề
Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các tỉnh : Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang Thành phố : Cần Thơ.
Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thế mạnh : + Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước + Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm l
Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
Thuận lợi: + Có diện tích đất phù sa lớn khoảng 4 triệu ha. + Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha chiếm 30% diện tích đồng bằng, rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khó khăn: + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. + Một và
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha. + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì các lí do chủ yếu sau đây: Vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. Để phát huy thế mạn
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo