Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Địa lí lớp 12

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng.

Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng:  Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc, lại có các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà bị ngập úng trong mùa mưa. Do vậy, vấn đề thủy lợi ở đây có ý nghĩa hàng đầu. D

Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển tổng hợp nền kinh tế

Vị trí địa lí: + Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào. + Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. + Phía Nam giáp biển Đông với

Hãy nêu những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước.

Những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước: Là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, thu hút lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, tập trung

Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.

Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng: Trong công nghiệp: + Tăng cường phát triển công nghiệp năng lượng, đáp ứng nguồn điện và nhu cầu sản xuất công nghiệp của vùng. + Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Chú trọng phát triển các n

Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp đồng bằng sông Cửu Long. Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồn

Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.

Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng: Hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam cùng với công nghiệp lọc, hóa dầu sẽ mang lại sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của vùng. Đây được xem là ngành mũi nhọn của cả nước cũng như đối với Đông Na

Việc thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu?

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ: Tăng nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là thế mạnh của vùng, từ đó được đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại nhất. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ nh

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Địa lí lớp 12 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!