Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lí lớp 12
Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Thuận lợi: Vị trí địa lí: + Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộvùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuậ
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu cùa các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế.
Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản. Trung tâm công nghiệp Vinh: cơ khí, chế biến lâm sản, chế biến lương thực – thực phẩm. Trung tâm công nghiệp Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích: 51.5 nghìn km2 chiếm 15,6% diện tích cả nước. Vị trí địa lí : + Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. + Phía Nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ. + Phía Tây giáp Lào.
Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian theo chiều Đông –Tây: Vùng đồi núi phía Tây có thể phát triển lâm nghiệp với nhiều loại gỗ quý, lâm sản, động vật quý hiếm. Các cơ sở chế biến lâm sản tập trung chủ yếu
Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì: Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng: nông – lâm ngư nghiệp tạo nên cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong quá trình hình thành cơ cấu theo
Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sư phát triển kinh tế xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo