Bài 29. An toàn khi sử dụng điện - Vật lý lớp 7

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 29. An toàn khi sử dụng điện được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải câu 2 trang 83-Sách giáo khoa Vật lý 7

Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn. Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch thì c

Giải câu 3 trang 83-Sách giáo khoa Vật lý 7

   Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3 SGK, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch.

Giải câu 4 trang 83-Sách giáo khoa Vật lý 7

   Ý nghĩa của số chỉ ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt qua giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.    Ví dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A, có nghĩa là cầu chì sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1A.

Giải câu 5 trang 83- Sách giáo khoa Vật lý 7

   Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện bài 24 SGK từ 0,1A tới 1A thì nên dùng cầu chì có số ghi là 1,2A hoặc 1,5A.

Giải câu 6 trang 84-Sách giáo khoa Vật lý 7

Ở hình 29.5a SGK, lõi dây điện có chỗ để hở, nếu vô tình chạm phải có thể bị giật điện và nguy hiểm.   Cách khắc phục: dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín lõi dây trước đó cần ngắt điện hoặc rút nắp cầu chì hoặc giật áttômát hoặc ngắt cầu dao. Ở hình 29.5b SGK, nắp cầu chì ghi 2A lại

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 29. An toàn khi sử dụng điện - Vật lý lớp 7 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!