Bài 19. Dòng điện - Nguồn điện - Vật lý lớp 7
Giải câu 2 trang 53 Sách giáo khoa Vật Lý 7
Muốn đèn này lại sáng thì ta cần cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa. Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
Giải câu 3 trang 53 Sách giáo khoa Vật Lý 7
Các nguồn điện có trong hình 19.2 SGK: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, ắc quy. Các nguồn điện khác: Đinamo xe đạp, pin mặt trời pin quang điện, máy phát điện, ổ điện trong nhà. Chỉ ra cực dương và cực âm: Pin tròn: cực âm là đáy bằng vỏ pin, cực dương là núm nhỏ nhô lên
Giải câu 4 trang 54 Sách giáo khoa Vật Lý 7
Hướng dẫn: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Đèn điện sáng cho biết có dòng điện chạy qua nó. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.
Giải câu 5 trang 54 Sách giáo khoa Vật Lý 7
Hướng dẫn: Có thể kể tên các dụng cụ và thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin: Đèn pin, đài, máy tính bỏ túi, máy ảnh, đồng hồ điện tử, ô tô điều khiển từ xa, điều khiển từ xa ti vi, điện thoại di động, máy ghi âm, máy tính xách tay,…
Giải câu 6 trang 54 Sách giáo khoa Vật Lý 7
Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp, đạp cho bánh xe đạp quay. Đồng thời dây nối từ điamo tới đèn không có chỗ hở.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- «
- »
- Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát
- Bài 18. Hai loại điện tích
- Bài 20. Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại
- Bài 21. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
- Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Bài 24. Cường độ dòng điện
- Bài 25. Hiệu điện thế
- Bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Bài 27. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp