Đăng ký

Văn mẫu tham khảo bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

2,425 từ

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm 

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I.   Phạm Đình Hổ sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, quan quyền dưới triều Lê thuộc tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ đã từng ôm mộng văn chương, đã từng học ở Quốc Tử Giám và thi đỗ sinh đồ. Năm 1821, vua Minh Mạng ra Bắc, ông dâng một số trước tác, sau đó được nhà vua bổ ra làm quan, rồi nghỉ việc, rồi lại làm quan... về trước tác, Phạm Đình Hổ viết nhiều thể loại, đề tài. Vũ trung tùy bút là một trong số tác phẩm của ông có giá trị nhất về lãnh vực văn chương.
Tùy bút là thể kí ghi lại theo cảm hứng kết hợp với việc phản ánh hiện thực khách quan về con người, sự việc, khung cảnh... cụ thể nào đó. Ở bài viết này, Phạm Đình Hổ ghi lại sinh hoạt của Thịnh Vương Trịnh Sâm.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Tại đây

II.    Hai đoạn đầu của bài văn, Phạm Đình Hổ mô tả lại thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm theo ý thích của mình. Vi hành ngao du sơn thủy, nhân tiện để xem tình cảnh sống của dân là chuyện các vua chúa thường làm. Còn với Trịnh Sâm thì khác. Ông “thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy”. Li cung là chỗ vua chúa ở khi rời khỏi kinh thành. Vì “thích chơi đèn đuốc” nên “việc xây dựng đền đài cứ liên miên”. Người đọc nhận ra sự hoang phí của kẻ có quyền hành chỉ để thỏa mãn sở thích riêng của mình. Không chỉ thế, mỗi lần Thịnh Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, “binh lính dàn hậu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà”. Thịnh Vương chỉ ngự chơi thôi mà khung cảnh thực là rộn ràng, với chu vi 17 cây số, mỗi lần Thịnh Vương ngự li cung mà triều thần phải tổ chức như thế thì thật là xa hoa. Mỗi tháng chúa ngự đến ba bốn lần như thế thì tốn kém biết là đường nào! Tại sao các quan đại thần “đều bịt khăn, mặc áo đàn bà” bán hàng bách hóa? - Để làm vui mắt chúa, đế bảo đảm an toàn cho chúa vì các quan sông no đủ, trung thành, còn dân thì sống khó khăn và phân tán vì cung vua, phủ chúa. Có mua bán, có đàn ca xương hát như ngày hội qua tài ghi chép, miêu tả của Phạm Đình Hổ. Đọc đoạn văn, người đọc sớm nhận ra chúa Trịnh Sâm thích sống xa hoa, phung phí công sức của dân.

Chưa hết. “Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể dầu non”, không thiếu một thứ gì. Từ “trân cầm dị thú. cổ mộ( quái thạch...” cho đến “cây cảnh", nói chung là tất cả những thứ đẹp và quý Chúa đều ra lệnh thu lấy mang về phủ chúa. Những thứ ấy nhỏ nhẹ mang* đi dễ dàng, chúa còn “lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về”. Ai đào gốc, ai khiêng đi? “Phải một cơ binh mới khiêng nối, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la...”. Chỉ một cây đa thôi, Phạm Đình Hổ miêu tả như thế. Nhà văn không tố cáo trực diện nhưng người đọc thấy rõ ẩn ý của ông: Chúa hà hiếp dân, không thương người, tiếc của trong việc thỏa mãn ý thích của mình.

Phân tích tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Sở thích độc ác ấy của chúa Trịnh Sâm đã khiến dân tình oán than động tới đất trời nên “Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp nơi bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vở tổ tan dàn, kẻ thức giả biết dó là triệu bất thường”. Hải Thượng Lãn Òng đã từng vào Trịnh phủ và ghi lại trong Thượng ki

Cả trời Nam sang nhất là đây

Lầu từng gác vẽ tung mây

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mây án

Cả lầu son gác tía giữa vườn rộng đầy kì hoa dị thảo lúc nào cũng thoảng hương ấy có lúc mang không khí rờn rợn ma quái như trong lời văn của Phạm Đình Hổ. Đang đêm mà chim kêu, vưựn hót... thì thật là chuyện khác thường, là “triệu bất thường”, là điềm chẳng lành cho phủ chúa. Mà đúng vậy. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, các con họ Trịnh tranh giành quyền lực dẫn đến nạn kiêu binh cho tới ngày Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc. Cơ nghiệp chúa Trịnh sụp đổ từ đó. Phần đầu của đoạn văn tập trung vào ý tưởng thượng bất chánh, chúa Trịnh Sâm làm điều không chính đáng. Phần cuối của đoạn văn, Phạm Đình Hổ tập trung vào ý hạ tắc loạn, quan quân thuộc quyền làm loạn trong dân. Chúa thì ra lệnh “phụng thủ”. Quan quân dưới trướng thì thực thi lệnh ây bằng mưu mô xảo quyệt “nhờ gió bẻ măng". Ban ngày, “họ dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt, khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào". Ban đêm thì đến lấy phăng đi, rồi vu cáo cho chủ nhà “tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền” khiến có gia chủ thì bỏ tiền ra van xin, có gia chủ thì phá hòn non bộ, chặt bỏ cây cảnh để vườn nhà hoang tàn. Ngay cả gia đình Phạm Đình Hổ thuộc hàng quan lại thời Lê - Trịnh “trước nhà liền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp” thì mẹ của Phạm Đình Hổ cũng sai chặt để đi tránh họa “phụng thủ”. Bởi vậy mới có lời căn dặn:

Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
(Ca dao)

III.   “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” gồm những trang văn kể lại, mô tả lại thật sinh động, thật rõ ràng những hành vi bất chính của chúa Trịnh Sâm và quân dưới trương. Nỗi lo sợ của người dân, trong đó có cả gia đình Phạm Đình Hổ thật là kinh hoàng. Mô tả sự thật, ít lời bình phẩm nên bài văn vừa có giá trị về lịch sử vừa có giá trị về văn chương, mà vẫn mang tính thời sự với ý nghĩa như một lời nhắc nhở, cảnh báo: Xã hội thời nào cũng có quan và dân. Việc của vua quan là:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
(Nguyễn Trãi)

Chứ không thể là việc “cướp ngày".

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm. Chúc các bạn đạt điểm cao !