Đăng ký

Văn mẫu tham khảo bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

1,256 từ

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân.

Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

1.    Tác giả, tác phẩm
-    Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cửu có giá trị thuộc vốn lĩnh vực văn học, triết học, lịch sử, địa lí,...
-    Tác phẩm này trích trong tập Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) gồm 88 câu chuyện nhỏ ghi lại phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong xã hội bấy giờ,...

Soạn bài, dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

2 Thói ăn chơi xa xi, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận
-    Xây dựng đình dài và ngao du vô độ: du thuyền bèn hồ Tây, cờ quạt, hát ca làm náo loạn dân chúng.
-    Vơ vét, cướp đoạt những sản vật quý hiếm trong dân gian.
-    Bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém.

2.    Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận
-    “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng: dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tót khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để đâm doạ lấy tiền. Hòn đá hoặc cây còì gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vặt cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ. hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.”.

-    Kết thúc bài tuỳ bút, tác giả ghi lại việc có thực đã từng xảy ra trong nhà mình: “Nhớ ta  phường Hà Khấu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao và mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lùng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đò, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi”. Câu chuyện thực xảy ra ở chính gia đình tác giả có tác dụng làm tăng thêm tính xác thực, linh động cho những chứng cứ lên án chúa Trịnh và quan lại.

3.   Thái độ của tác giả và nghệ thuật vốn bản
-    Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: “Mỗi khi đêm thanh cành vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bộn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kể tác giả biết đó là triệu bất tường.”. Cảm nhận của tác giả về cái “triệu bất tường” mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.
-    Tạo nên súc hấp dẫn của văn bản chính nhờ lối văn cụ thể, chân thực, sinh động của nhà văn.

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!