Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 9 tập 1
Với tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cunghocvui sẽ mang đến cho các bạn phần soạn bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút
Cảm nhận về Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Bố cục:
Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được chia làm 2 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu... là triệu bất thường
Nội dung: Miêu tả khung cảnh bên trong phủ chúa để cho thấy thói ăn chơi xa xỉ của chúa
Phần 2: Còn lại
Nội dung: Cho thấy sự nhũng nhiễu của đám quan lại trong triều
Câu 1 (Trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết:
- Xây dựng đền đài liên miên
- Bọn nội thần bày trò lố lăng, tốn kém: giải trò mua bán, bài trí dàn nhạc khắp nơi
- Thói ngao du vơ vét sản vật quý của dân
- Lời văn ghi chép sự việc của tác giả mang tính khách quan, không thể hiện quá nhiều, bởi những sự việc mà tác giả kể lại đã đủ bóc trần bản chất xã hội và cho người đọc thấy được thái độ của tác giả.
- "kẻ thức giả đó biết là triệu bất tường”: tác giả đã sớm lường được trước, đó là lời dự cảm, cảnh báo của tác giả trước tình trạng xã hội như lúc bấy giờ. Nếu không thay đổi chắc chắn sẽ gặp phải hậu quả khôn lường.
Câu 2 (Trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn: hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân chỉ có 2 sự lựa chọn, một là bị cướp tới hai lần, hai là tự tay hủy bỏ của quý của mình => Điều này hết sức vô lí và bất công.
- Ý nghĩa đoạn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng vì cớ ấy”, đây là đoạn văn tác giả đã kể lại sự việc diễn ra ngay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết mà ông đã ghi chép ở trên. Đồng thời, đoạn văn cũng bộc lộ thái độ bất bình, phẫn nộ, căm tức của tác giả.
Câu 3 (Trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Phân biệt thể loại tùy bút với thể loại truyện:
- Thể truyện: phải có nhân vật, các nhân vật có thể dựa trên người thật hoặc do tác giả tự vẽ ra, phải gắn với cốt truyện. Nhân vật trong truyện được xây dựng qua ngoại hình, tính cách, tâm lí,… Truyện thường phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật.
- Thể tùy bút: là một thể loại bút ký theo xu hướng tản mạn, tùy hứng, không nhất thiết phải có nhân vật, cũng không cần có cốt truyện. Chủ yếu là bày tỏ cảm xúc, thái độ, quan điểm của tác giả đối với những gì được thể hiện, được nhắc đến.
Luyện tập
Ta có thể tóm lại nội dung tác phẩm bằng các ý sau:
- Thứ nhất, thể hiện và phản ánh những sự ăn chơi, xa hoa, hào nhoáng, xa xỉ của phủ Chúa
- Cho thấy bộ mặt của đám quan lại vô độ, nhũng nhiễu nhân dân
- Đời sống của người dân phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Cuộc sống xa hoa, xa xỉ của chúa đối lập với sự đói nghèo, túng thiếu của nhân dân, chúa và bọn quan lại không chăm lo đến nhân dân, chỉ hưởng thụ, chơi bời
- Thể hiện một xã hội rối ren, loạn lạc
Thông qua phần soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!